Ngày 28/12/2023, Sở Khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã nghiệm thu cấp tỉnh cho đề tài " Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến và số hóa các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với mã số 24/ĐTKHVP/2022-2023. Đề tài do Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan chủ trì nhiệm vụ.
Ngày 28/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã nghiệm thu cấp tỉnh đề tài “Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến và số hóa các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” với mã số 24/ĐTKHVP/2022-2023. Đề tài do Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan chủ trì nhiệm vụ.
Nhóm thực hiện đề tài đã thành công trong việc phát triển phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến cho các nhiệm vụ KH&CN, bao gồm nhiều phân hệ chức năng như Phân hệ đề xuất, xác định nhiệm vụ KH&CN; Phân hệ tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN; Phân hệ quản lý quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Hệ thống này linh hoạt, có thể cấu hình và tùy biến theo nhu cầu của từng bộ phận sử dụng, và đối mặt với thách thức lớn từ việc tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như hồ sơ giấy, tệp điện tử, và các hệ thống thông tin chuyên ngành. Phần mềm này tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như quản trị cơ sở dữ liệu thế hệ mới, khai phá dữ liệu, đảm bảo an ninh thông tin cấp độ 3, và sẵn sàng kết nối với CSDL KHCN Quốc gia và hệ thống dịch vụ công của Chính phủ.
TS. Phạm Ngọc Minh – chủ nhiệm đề tài cho biết: “Giải pháp này mang lại quản lý toàn diện cho các đơn vị nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ tại tỉnh Vĩnh Phúc, thúc đẩy chia sẻ và kết nối dữ liệu giữa các đơn vị liên quan trong địa bàn tỉnh”.
Quy trình tiếp cận và cập nhật dữ liệu được thực hiện theo phân quyền rõ ràng tùy theo cấp quản lý và cơ quan quản lý. Sản phẩm của đề tài 24/ĐTKHVP/2022-2023, sau khi hoàn thành quá trình nghiệm thu và đánh giá thành công, sẽ được triển khai trong thực tiễn quản lý nhiệm vụ KH&CN tại Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, sản phẩm này có khả năng mở rộng với nhiều tính năng ứng dụng công nghệ 4.0, bao gồm máy tìm kiếm sử dụng học máy, tích hợp Bigdata, AI và kết nối dữ liệu với CSDL Quốc gia.
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ trực tuyến không chỉ mang lại lợi ích cụ thể trong việc quản lý tập trung dữ liệu tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, mà còn góp phần vào việc phát triển khả năng đổi mới và nghiên cứu khoa học công nghệ của tỉnh.