Tham dự buổi tọa đàm, đại diện cho cơ quan lãnh đạo Viện Hàn lâm PGS.TS Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ; TS. Nguyễn Trường Thắng- Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin; PGS.TS Trịnh Xuân Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Vật lý; ThS. CVCC Nguyễn Thị Vân Nga - Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu; PGS.TS. Nguyễn Hồng Quang - Chủ tịch hội Vật lý ứng dụng, Phạm Ngọc Phương - Phó Vụ trưởng Vụ khoa học xã hội- Ban Kinh tế trung ương...cùng nhiều đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học đến từ các trường đại học khu vực phía bắc và đông đảo cán bộ trong toàn viện.
Xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện đã lan tỏa trên toàn thế giới, và Việt nam cũng đang hội nhập mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số này. Việt Nam đang có nhu cầu phát triển và cung cấp một số giải pháp công nghệ cốt lõi trên nền tảng IoT, Bigdata, AI và Robot theo xu hướng chuyển dịch đầu tư nhà máy sản xuất công nghiệp của các hãng công nghệ như Samsung, Apple, LG, Microsoft, Google và các nhà sản xuất công nghiệp của Việt Nam, đồng thời cũng phục vụ ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất của doanh nghiệp và sự kết nối, phát triển, làm chủ công nghệ trong nước. Đối với Viện Hàn lâm nói chung và các viện trực thuộc nói riêng các công trình nghiên cứu khoa học hằng năm còn mang tính hàn lâm chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất, chưa có sự liên kết giữa giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp để tạo dựng một thị trường về khoa học công nghệ. Chính vì vậy, cần có một mô hình mới ra đời để làm “cầu nối”, hay còn gọi là thị trường kết nối nhu cầu của các nhà khoa học, doanh nghiệp với các trường đại học - nơi đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực cho xã hội.
Tọa đàm khoa học về “Kết nối cung cầu công nghệ 4.0 - nhà khoa học và doanh nghiệp” sẽ giới thiệu một số công nghệ AI, Machine Vision, Robot tự hành trong các ngành Fintech, sản xuất công nghiệp, Smartcity,...giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Buổi tọa diễn ra với mục tiêu kết nối các nhà khoa học và doanh nghiệp cùng nhau tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư các giải pháp công nghệ trong thực tiễn đã diễn ra. Buổi tọa đàm lần này nằm trong chuỗi các sự kiện kết nối đã diễn ra trước đó với chủ đề Robot, Steam, sở hữu trí tuệ, xử lý ảnh…
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đến từ các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ các công nghệ mới đã cho kết quả ứng dụng cao trong thực tiễn:
-
Phát triển nền tảng công nghệ AI cho hệ sinh thái ngành Fintech của TS. Nguyễn Việt Anh Viện CNTT , Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
-
Giải pháp ứng dụng Machine Vision với công nghệ Deep Learning cho công nghiệp sản xuất màn hình hiển thị của Mr. Nguyễn Anh Sơn - Cognex global solutions Developer (USA)
-
Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong Smart City của TS. Ngô Ngọc Thành, Công ty cổ phần Beet Innovators
-
Giám sát điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng trong đô thị thông minh tại Việt Nam của ThS. Ngô Minh Luân, Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Ecotek
-
Phát triển robot tự hành thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và định hướng ứng dụng của TS. Ngô Mạnh Tiến- Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
-
Phát triển hệ thống quan trắc tự động trên nền IoT và định hướng ứng dụng của ThS. Phạm Ngọc Minh, Viện CNTT – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
Ngoài ra, hội thảo còn được lắng nghe rất nhiều ý kiến chia sẻ kinh nghiệm, những thắc mắc băn khoăn của đại diện các doanh nghiệp dưới vai trò của người tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đây đều là những thông tin hết sức bổ ích giúp cho việc doanh nghiệp, nhà khoa học hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu của mình, giúp sản phẩm được tiếp cận đông đảo hơn nữa tới người sử dụng.
Một số hình ảnh diễn ra trong buổi tọa đàm: