• Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Ảnh 1
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Hội thảo @ XX
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ bổ nhiệm
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Hoạt động chung

Hội thảo và đào tạo sử dụng phần mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Tỉnh Vĩnh Phúc

02/11/2023
   Viện Công nghệ thông tin phối hợp với Trung tâm Ứng dụng và Đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội thảo và đào tạo sử dụng hệ thống CSDL và phần mềm quản lý nhiệm vụ KH&CN thuộc nhiệm vụ KH&CN 24/ĐTKH VP/2022-2023 “Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến và số hóa các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, do TS Phạm Ngọc Minh là Chủ nhiệm đề tài, cho cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học tại các huyện, Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đến dự Hội thảo có đồng chí Lê Văn Tân, PGĐ Sở KH&CN Vĩnh Phúc cùng lãnh đạo một số Sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc. Hai báo cáo viên đến từ Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là TS Phạm Ngọc Minh và ThS. Trần Thế Anh. 
Hiện nay, trong xu thế chuyển đổi số quốc gia, các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đang tăng cường xây dựng các dự án số hóa và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tạo ra các hạ tầng dữ liệu chuyên ngành và tích hợp, liên thông với hạ tầng dữ liệu của tỉnh. Lĩnh vực KH&CN cũng không nằm ngoài xu thế đó. Do đó, việc số hóa, xây dựng CSDL và hệ thống phần mềm quản lý CSDL về KH&CN nhằm tạo ra ngân hàng dữ liệu số về KH&CN, tích hợp, trao đổi liên thông với CSDL quốc gia về KH&CN và các CSDL khác trong mỗi địa phương là yêu cầu cấp thiết đặt ra. CSDL số và phần mềm quản lý cần được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, dữ liệu lớn đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới về việc thực hiện trực tuyến, phù hợp với xu thế phát triển.

Cơ sở dữ liệu (CSDL) về khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ vì nó lưu trữ các thành quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mỗi quốc gia. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, các quốc gia đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho việc số hóa và xây dựng các CSDL lưu trữ, quản lý dữ liệu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vì vậy việc phát triển hệ thống quản trị và khai thác CSDL về KH&CN rất cần tập trung vào việc chuẩn hóa dữ liệu KH&CN và xây dựng hệ thống liên quan kết nối giữa các CSDL KH&CN.

CSDL về KH&CN nói chung gồm:
1) Các CSDL xuất bản điện tử, trong đó bao gồm các CSDL miễn phí như các tạp chí truy cập mở hoặc CSDL có thu phí như Proquest, ScienceDirect, Springerlink, IEEE…;
2) Các CSDL chỉ mục và thông tin trích dẫn như ISI, Scopus, PubMed, Google Scholar, OpenCitation...;
3) Các kho lưu trữ truy cập mở như Datacite, arXiv, OpenAIRE...;
4) Các hệ thống quản lý đăng ký định danh cho tài liệu xuất bản và các cán bộ nghiên cứu, như: Crossref (DOI), ORCID, ISNI...;
5) Các hệ thống thông tin nghiên cứu chuyên ngành của các tổ chức như PubChem (hóa học), GlobalChange (biến đổi khí hậu);
6) Các CSDL về nhiệm vụ KH&CN;
7) các CSDL về tổ chức KH&CN và chuyên gia KH&CN;
8) CSDL về phát minh, sáng chế…
Hình 1: Kiến trúc hệ thống MicroServices
Hình 2: Mô hình triển khai
Hình 3: Giải pháp lưu trữ, tìm kiếm và khai thác thông tin
Hình 4: Giải pháp tích hợp hệ thống

CSDL quốc gia về KH&CN được xem là hạ tầng HỘI THẢO VÀ ĐÀO TẠO SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC TS. Phạm Ngọc Minh giới thiệu Phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến và số hóa các nhiệm vụ KH&CN Đại biểu trao đổi, thảo luận tại buổi Tập huấn BẢN TIN KHCN SỐ 106 THÁNG 10/2023 23 TIN KHOA HỌC dữ liệu quan trọng trong lĩnh vực KH&CN, là nền tảng để kết nối, tích hợp với các CSDL thành phần. CSDL quốc gia về KH&CN không chỉ góp phần cung cấp, chia sẻ thông tin dữ liệu với các hệ thống của Bộ, Chính phủ mà còn giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tiếp cận được thông tin, dữ liệu về KH&CN, góp phần làm tăng khả năng minh bạch hóa thông tin, hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam. Với yêu cầu đặt ra về kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu với CSDL quốc gia, việc xây dựng các hệ thống CSDL về KH&CN và phần mềm cập nhật, lưu trữ, khai thác thông tin KH&CN là yêu cầu cấp thiết đặt ra với các sở, ban ngành, tỉnh, thành phố trong tình hình mới.

Hệ thống quản trị, khai thác CSDL về KH&CN trực tuyến mang lại một nền tảng kết nối sâu rộng giữa kết quả nghiên cứu và thực tế cuộc sống. Ngày nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống như: biến đổi khí hậu, năng lượng, lương thực, dịch bệnh... đang là những vấn đề toàn cầu. Một quốc gia không thể tự giải quyết được những vấn đề này mà cần có sự hợp tác sâu rộng của cộng đồng quốc tế. Do đó, hệ thống CSDL KH&CN không chỉ tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn góp phần phát triển hơn nữa khả năng đổi mới và KH&CN của các địa phương cũng như của quốc gia, chẳng hạn như thông tin và truyền thông và tăng cường ngoại giao KH&CN.

Đồng thời, hệ thống CSDL KH&CN tạo ra bản đồ nghiên cứu là một nền tảng thông tin nghiên cứu đa chức năng, bao gồm các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới. Nền tảng cung cấp công cụ cho các nhà nghiên cứu đã đăng ký dễ dàng thu thập thông tin, bao gồm các bài nghiên cứu và các công trình khác. Các nhà nghiên cứu đã đăng ký có thể tạo trang cá nhân của riêng họ trên bản đồ nghiên cứu để lưu trữ sơ yếu lý lịch và các công trình nghiên cứu. Hơn nữa, bản đồ nghiên cứu đóng vai trò như một phòng thí nghiệm ảo và một cộng đồng nghiên cứu trực tuyến để chia sẻ và hình thành ý tưởng cho sự hợp tác trong tương lai. 

Một số hình ảnh trong buổi Hội thảo và đào tạo