• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo @ XX
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đào Văn Thành
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ bổ nhiệm
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Hoạt động chung

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị, khai thác cơ sở dữ liệu về KHCN trực tuyến

14/12/2022
    Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Trong xu thế đó, hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ được quan tâm xây dựng, vận hành trên toàn cầu và tại mỗi quốc gia, mỗi địa phương. 
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. 
Vai trò của cơ sở dữ liệu về KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới
Cơ sở dữ liệu (CSDL) về khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ vì nó lưu trữ các thành quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mỗi quốc gia. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, các quốc gia đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho việc số hóa và xây dựng các CSDL lưu trữ, quản lý dữ liệu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vì vậy việc phát triển hệ thống quản trị và khai thác CSDL về KH&CN rất cần tập trung vào việc chuẩn hóa dữ liệu KH&CN và xây dựng hệ thống liên quan kết nối giữa các CSDL KH&CN.
CSDL về KH&CN nói chung gồm: 1) Các CSDL xuất bản điện tử, trong đó bao gồm các CSDL miễn phí như các tạp chí truy cập mở hoặc CSDL có thu phí như Proquest, ScienceDirect, Springerlink, IEEE…; 2) Các CSDL chỉ mục và thông tin trích dẫn như ISI, Scopus, PubMed, Google Scholar, OpenCitation...; 3) Các kho lưu trữ truy cập mở như Datacite, arXiv, OpenAIRE...; 4) Các hệ thống quản lý đăng ký định danh cho tài liệu xuất bản và các cán bộ nghiên cứu, như: Crossref (DOI), ORCID, ISNI...; 5) Các hệ thống thông tin nghiên cứu chuyên ngành của các tổ chức như PubChem (hóa học), GlobalChange (biến đổi khí hậu); 6) Các CSDL về nhiệm vụ KH&CN; 7) các CSDL về tổ chức KH&CN và chuyên gia KH&CN; 8) CSDL về phát minh, sáng chế…
Tại Nhật Bản đã thành lập Cục Khoa học và Công nghệ nhằm thu thập và cung cấp thông tin về các tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu, các chương trình nghiên cứu, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và các nguồn lực nghiên cứu nhằm mục tiêu đẩy mạnh mối liên kết hợp tác giữa Chính phủ - trường đại học - công nghiệp, tăng cường sử dụng các kết quả nghiên cứu cũng như thông tin về các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Ở Malaysia, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Malaysia (MASTIC) đã xây dựng cổng thông tin MASTICLink, trong đó lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin về nhân lực, dự án và tổ chức KH&CN.
Viện Thông tin KH&CN Trung Quốc đã xây dựng CSDL về các tổ chức KH&CN ở trong và ngoài nước, bao gồm thông tin về trên 10.000 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; thông tin của trên 4.000 cán bộ tham gia hoạt động hoạch định chính sách và quản lý KH&CN…
Thực tiễn của các nước trong việc xây dựng các hệ thống thông tin và dữ liệu về các tổ chức, cá nhân và các hoạt động KH&CN là một kinh nghiệm tốt để Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng CSDL đảm bảo thông tin phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN.
Tình hình quản trị và khai thác CSDL về KH&CN ở Việt Nam
CSDL quốc gia về KH&CN được xây dựng, quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở phân định quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cập nhật, khai thác và sử dụng CSDL quốc gia về KH&CN phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Theo Thông tư 05/2021/TT-BKHCN của Bộ KH&CN, yêu cầu kỹ thuật đối với dữ liệu thông tin đầu vào của CSDL quốc gia về KH&CN bao gồm 03 nhóm thông tin cơ bản: thông tin về tổ chức KH&CN, thông tin về cán bộ nghiên cứu KH&CN, thông tin về nhiệm vụ KH&CN.
Trong CSDL quốc gia về KH&CN, CSDL về nhiệm vụ KH&CN là CSDL lớn nhất, bao gồm các nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành và các kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
CSDL các nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành là CSDL các nhiệm vụ KH&CN đang triển khai thực hiện trong thực tế, tính tại thời điểm cung cấp thông tin. Đến nay, CSDL các nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành có trên 4.000 biểu ghi.
CSDL các kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN bao gồm: báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; phụ lục tổng hợp các số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, tài liệu đa phương tiện; phần mềm được đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. CSDL có trên 27.000 biểu ghi mô tả thư mục và tóm tắt; cập nhật khoảng 1.200 - 1.500 nhiệm vụ/năm. CSDL này cho phép khai thác các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu của đề tài.
Hiện nay, chúng ta đã và đang tập trung nghiên cứu xây dựng CSDL thuộc các lĩnh vực cụ thể cho ngành mà chưa đề cập đến vấn đề xây dựng một hệ thống quản lý tiên tiến, thông suốt, trên cơ sở áp dụng những giải pháp công nghệ thông tin phù hợp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống quản trị và khai thác CSDL về KH&CN trực tuyến cho các sở, ban ngành, tỉnh, thành phố là nhu cầu cấp thiết đặt ra.
Kiến trúc hệ thống quản trị và khai thác CSDL về KH&CN trực tuyến. 
Xây dựng mô hình hệ thống quản trị, khai thác cơ sở dữ liệu về KH&CN trực tuyến
CSDL quốc gia về KH&CN được xem là hạ tầng dữ liệu quan trọng trong lĩnh vực KH&CN, là nền tảng để kết nối, tích hợp với các CSDL thành phần. CSDL quốc gia về KH&CN không chỉ góp phần cung cấp, chia sẻ thông tin dữ liệu với các hệ thống của Bộ, Chính phủ mà còn giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tiếp cận được thông tin, dữ liệu về KH&CN, góp phần làm tăng khả năng minh bạch hóa thông tin, hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam.
Với yêu cầu đặt ra về kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu với CSDL quốc gia, việc xây dựng các hệ thống CSDL về KH&CN và phần mềm cập nhật, lưu trữ, khai thác thông tin KH&CN là yêu cầu cấp thiết đặt ra với các sở, ban ngành, tỉnh, thành phố trong tình hình mới.
Đến nay, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, vận hành CSDL về KH&CN và hệ thống phần mềm nhằm kết nối, trao đổi dữ liệu với CSDL quốc gia về KH&CN. Hình thức kết nối, trao đổi dữ liệu chủ yếu là: các tỉnh, thành phố cập nhật thông tin về ba nhóm thông tin nêu trên lên CSDL quốc gia về KH&CN bằng tài khoản được cung cấp nhưng chưa thực hiện kết nối và trao đổi thông tin tự động với CSDL quốc gia về KH&CN qua API.
Trong xu thế chuyển đổi số quốc gia, các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đang tăng cường xây dựng các dự án số hóa và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tạo ra các hạ tầng dữ liệu chuyên ngành và tích hợp, liên thông với hạ tầng dữ liệu của tỉnh. Lĩnh vực KH&CN cũng không nằm ngoài xu thế nêu trên.
Do đó, việc số hóa, xây dựng CSDL và hệ thống phần mềm quản lý CSDL về KH&CN nhằm tạo ra ngân hàng dữ liệu số về KH&CN, tích hợp, trao đổi liên thông với CSDL quốc gia về KH&CN và các CSDL khác trong mỗi địa phương là yêu cầu cấp thiết đặt ra. CSDL số và phần mềm quản lý cần được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, dữ liệu lớn đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới về việc thực hiện trực tuyến, phù hợp với xu thế phát triển.
Trước yêu cầu đó, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng hệ thống quản trị và khai thác CSDL về KH&CN trực tuyến, được áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Vĩnh Phúc…
Tại tỉnh Vĩnh Phúc là phần mềm quản lý hồ sơ trực tuyến và số hóa các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh. Còn tại tỉnh Ninh Thuận là xây dựng ngân hàng dữ liệu số và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác kết quả các nhiệm vụ KH&CN hướng tới phát triển chính quyền điện tử.
Những phần mềm đó phải đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ mới về quản lý CSDL KH&CN theo hướng dẫn quản lý CSDL về KH&CN của tỉnh, thành phố và Bộ KH&CN; được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, có khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác qua các chuẩn kết nối, sử dụng công nghệ kết nối qua API; có khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu với CSDL quốc gia về KH&CN đáp ứng các yêu cầu trong Thông tư 05-TT/BKHCN quy định yêu cầu kỹ thuật đối với dữ liệu thông tin đầu vào của CSDL quốc gia về KH&CN, bao gồm 03 nhóm thông tin cơ bản: thông tin về tổ chức KH&CN, thông tin về cán bộ nghiên cứu KH&CN, thông tin về nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về khai thác thông tin của các đối tượng sử dụng khác nhau một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Kết luận
Hệ thống quản trị, khai thác CSDL về KH&CN trực tuyến mang lại một nền tảng kết nối sâu rộng giữa kết quả nghiên cứu và thực tế cuộc sống. Ngày nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống như: biến đổi khí hậu, năng lượng, lương thực, dịch bệnh... đang là những vấn đề toàn cầu. Một quốc gia không thể tự giải quyết được những vấn đề này mà cần có sự hợp tác sâu rộng của cộng đồng quốc tế.
Hệ thống CSDL KH&CN không chỉ tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn góp phần phát triển hơn nữa khả năng đổi mới và KH&CN của các địa phương cũng như của quốc gia, chẳng hạn như thông tin và truyền thông và tăng cường ngoại giao KH&CN.
Hệ thống CSDL KH&CN tạo ra bản đồ nghiên cứu là một nền tảng thông tin nghiên cứu đa chức năng, bao gồm các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới. Nền tảng cung cấp công cụ cho các nhà nghiên cứu đã đăng ký dễ dàng thu thập thông tin, bao gồm các bài nghiên cứu và các công trình khác. Các nhà nghiên cứu đã đăng ký có thể tạo trang cá nhân của riêng họ trên bản đồ nghiên cứu để lưu trữ sơ yếu lý lịch và các công trình nghiên cứu. Hơn nữa, bản đồ nghiên cứu đóng vai trò như một phòng thí nghiệm ảo và một cộng đồng nghiên cứu trực tuyến để chia sẻ và hình thành ý tưởng cho sự hợp tác trong tương lai./.
Nguồn: dangcongsan.vn