• NCS. Đặng Thanh Chương
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Lễ bổ nhiệm
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo @ XX
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Ảnh 1
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Hoạt động chung

Seminar "Nhân văn số thức" về CNTT ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn

21/03/2017
Trong hai ngày 07/03/2017 và 08/03/2017, tại Hội trường Viện Công nghệ thông tin đã diễn ra Seminar "Digital Humanities" trao đổi giữa các nhà khoa học của Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc Gia Hà Nội), Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam về lĩnh vực Nhân văn số thức. Các diễn giả là các Giáo sư đến từ các trường Đại Học danh tiếng trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật, Đài Loan và các diễn giả đến từ Hội bảo tồn di sản chữ Nôm. 
Tham dự Hội thảo có TS.Nguyễn Đức Dũng - Phó Viện trưởng Viện CNTT,  Dr.Lee Collins - Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm, GS. Ngô Trung Việt - Phó chủ tịch Hội bảo tồn di sản chữ Nôm, cùng đông đảo cán bộ Viện CNTT, các nhà khoa học thuộc các khoa Lưu trữ, khoa Thư Viện, khoa Hán Nôm trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn và các phóng viên của các tạp chí khoa học công nghệ   
 Dr. Lee Collins - Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm

  Mở đầu Hội thảo là lời giới thiệu của Dr. Lee Colin - Chủ tịch Hội bảo tồn di sản chữ Nôm về khái niệm, hiệu quả và cách thức sử dụng Công nghệ thông tin vào lĩnh vực con người và xã hội (nhân văn số thức). Theo ông, nhân văn số thức là một lĩnh vực học thuật trong đó sử dụng máy tính và công nghệ số để kết nối những lĩnh vực liên quan đến con người. Điều này cũng được hiểu là cách thức mới trong việc nghiên cứu, giảng dạy và xuất bản của các ngành khoa học liên quan đến tính toán và máy tính.
  Dr. Lee Colins cũng đưa ra một ví dụ điển hình cho nhân văn số thức là việc mã hóa chữ Nôm, đưa các ký tự chữ Nôm vào bảng mã Unicode, đồng thời số hóa thành dạng ảnh những văn bản chữ Nôm, tạo thư mục biên mục, tạo các marke-up để có thể tìm kiếm trên Website. Điều này giúp cho các nước trên thế giới biết đến di sản văn hóa của Việt Nam, từ đó thúc đẩy sự cộng tác giữa Việt Nam và quốc tế trong nhân văn số thức.
  Tiếp theo, các Diễn giả đến từ các trường ĐH danh tiếng trên thế giới có các bài phát biểu về các lĩnh vực liên quan đến nhân văn số thức ở nhiều khía cạnh khác nhau:
    
 Dr. Paul Arthur - Đại Học Australia

 Dr. Paul Arthur - Trưởng Khoa Khoa học, xã hội và nhân văn của ĐH Úc, trình bày về vai trò của nhân văn số thức trên toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mạng Internet đã kết nối con người một cách nhanh nhất, tạo ra các nhu cầu hợp tác đám đông nên đòi hỏi những xu hướng mới trong sự phát triển của nhân văn số thức. Giáo sư cũng giới thiệu một số dự án của Úc đang tiến hành về việc số hóa lĩnh vực nhân văn xã hội như thành lập Hội nhân văn tri thức Úc, tổ chức Hội thảo ACHRC...
    
Dr. Jieh Hsieng - ĐH Quốc gia Đài Loan

  Giáo sư Jieh Hsieng đến từ trường Đại Học Quốc gia Đài Loan và Hiệp hội nhân văn số thức Đài Loan trình bày về các dự án tại Đài Loan và Trung Quốc, đã và đanh được tiến hành nhắm thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nhân văn số thức vì tại các quốc gia này các văn bản, di sản về con người rất phong phú.
    
Dr. Charles Muller - ĐH Tokyo

   Giáo sư Charles Muller và Nagasaki đến từ Đại học Tokyo Nhật Bản giới thiệu và chỉ dẫn cách sử dụng công nghệ thông tin và việc số hóa các văn bản, ngôn ngữ của lĩnh vực nhân văn. Cụ thể, Dr. Muller đưa ra cách sử dụng, xử lý văn bản tài liệu bằng ngôn ngữ lập trình XML. Sử dụng XML và các phần mềm XML để đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Dr. Nagasaki chỉ dẫn cách truy cập và lấy thông tin, dữ liệu trong hệ thống thư viện lớn hoặc từ điển và kết nối những dữ liệu thành một hệ thống liên quan đến nhiều lĩnh vực của nhân văn số thức. Ông Nagasaki cũng giới thiệu về dữ liệu ký tự Đại Tạng Kinh của Phật Giáo Nhật Bản được đưa vào số hóa thành dữ liệu hình ảnh trong lĩnh vực khoa học nhân văn
   
Ông Ngô Trung Việt - phó chủ tịch Hội Bảo tồn chữ Nôm
  Kết thúc Hội thảo, ông Ngô Trung Việt - Phó chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm đã định hướng về sự phát triển của nhân văn số thức ở Việt Nam trong tương lai. Công nghệ ngày một phát triển đã thay đổi nhiều quan niệm về nhân số thức trong xã hội hiện đại, điều này đặt ra nhiều thách thức với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các học giả để số hóa một kho tàng dữ liệu lớn  trong lĩnh vực nhân văn, xã hội của Việt Nam. Trong tương lai, với sự trợ giúp của các nước phát triển, việc nhân văn số thức ở Việt Nam sẽ có những bước biến chuyển lớn, mang lại giá trị cao cho việc nghiên cứu, giảng dạy, xuất bản về lĩnh vực nhân văn.
 Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:


        T.H