• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo @ XX
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Ảnh 1
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ bổ nhiệm
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Hàng trăm công nghệ sẵn sàng chuyển giao của Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia Techdemo 2018 tại Cần Thơ

19/10/2018
 Đồng hành cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KHCNVN trình diễn hàng trăm công nghệ là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tham dự sự kiện: Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế năm 2018 với chủ đề “Đổi mới công nghệ - Sáng tạo, Hội nhập và Phát triển” được diễn ra trong các ngày từ 03 đến 05/10, tại Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ.
 Được Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho vị trí trung tâm với diện tích lớn (khoảng 1/10 diện tích trưng bày toàn khối), đặt ngay tại vị trí cửa vào của khu triển lãm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực sự trở thành điểm đến thú vị cho các đại biểu đến tham quan và tìm hiểu, kết nối, tìm kiếm đối tác nghiên cứu, đầu tư, phát triển sản phẩm, thể hiện được vị trí đầu tàu trong nghiên cứu khoa học của cả nước, khi mang đến khối lượng sản phẩm trưng bày phong phú và đa dạng theo 2 nhóm ngành chủ đề của Triển lãm là IoT và Nông nghiệp.
Tại khối IoT, Viện Hàn lâm KHCNVN được coi là đơn vị tiên phong và uy tín nhất trên cả nước về công nghệ không gian, công nghệ vũ trụ, chế tạo vệ tinh (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Công nghệ Vũ trụ); máy bay không người lái (Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học). Các công nghệ trưng bày gồm: máy bay không người lái, mô hình tên lửa, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon, máy bay 6 cánh phổ kế phản xạ, các thiết bị bay chụp ladar tầm thấp…
Bên cạnh đó, những ứng dụng của công nghệ viễn thám trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường đã trở thành một trong các hướng đi chủ đạo của Viện Hàn lâm, vì vậy đã có rất nhiều các sản phẩm như Hệ thống thông tin Nông nghiệp, Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý thiên tai… giúp các nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định, định hướng phát triển và quy hoạch phù hợp với đặc thù địa lý của Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai.
cantho.0
TS. Trần Văn Bình - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng CNVT TP. Hồ Chí Minh (trực thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam) giới thiệu về hệ thống thông tin nông nghiệp hỗ trợ quản lý ra quyết định
Với quy mô nhỏ hơn, hệ thống hỗ trợ giám sát môi trường và điều khiển thông minh dùng trong nông nghiệp của Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh là một lựa chọn mang lại hiệu quả tối ưu, với hệ thống cảm biến đo lường cung cấp số liệu cho hệ thống điều khiển, toàn bộ quy trình được khép kín hoàn toàn từ bơm tưới, phun sương, máy điều hòa, quạt hút, đèn cấp nhiệt,... Hệ thống phù hợp cho nuôi trồng trong nhà kính, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ.
cantho.1
Mô hình hệ thống hỗ trợ giám sát môi trường và điều khiển thông minh dùng trong nông nghiệp của Viện Vật lý TP. Hồ Chí Minh
Thiết bị đo cầm tay, thiết bị điều khiển tự động của Viện Vật lý thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã là địa chỉ tin cậy cho các đối tác cả trong và ngoài nước. Tại đây chuyên cung cấp các sản phẩm, công nghệ, giải pháp đo lường và điều khiển nhiều thông số quan trọng với độ chính xác cao. Như máy đo lường, điều khiển trị số pH, ORP, nồng độ muối, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ ẩm, beton, tốc độ gió, tiếng ồn, cường độ ánh sáng,... Điểm đặc biệt hơn cả là 100% sản phẩm được sản xuất trong nước, do vậy hoàn toàn có thể chủ động về nguồn nguyên liệu cũng như nâng cấp công nghệ, với những trường hợp cần tư vấn, đơn vị có thể hỗ trợ theo yêu cầu đặc biệt của người dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng, chế biến, môi trường, khí tượng thủy văn, hay sử dụng trong mục đích đào tạo, nghiên cứu.
cantho.2
Một số thiết bị đo cầm tay, thiết bị điều khiển tự động của Phòng Điện tử Ứng dụng, Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước sạch thường xuyên xảy ra trong mùa khô tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, thiết bị thu nước từ sương không sử dụng năng lượng với tên gọi E.free-WACO được coi là giải pháp tiềm năng trong việc tạo thêm nguồn nước sạch cho các vùng thiếu nước. Đây là sản phẩm nghiên cứu của nhóm tác giả TS. Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu. Thiết bị này nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ từ các cấp lãnh đạo mà còn từ cơ quan truyền thông và các địa phương thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khô hạn như Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai.
Trong ngành nông nghiệp, Viện Hàn lâm KHCNVN luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, từ tạo giống và chủ động các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp (Viện Hải dương học), các giống cây con (Vi���n Công nghệ sinh học, viện Sinh học nhiệt đới) đến chế biến các sản phẩm nông nghiệp tăng giá trị hàng hóa cho các loại cây, con.
Đối với tạo giống, đem đến tại sự kiện Trình diễn cung cầu công nghệ 2018, Viện Hải dương học đã gây giống các loại thủy sản như cá khoang nemo, sò mía, hải quỳ, san hô bản địa… Đặc biệt là công nghệ phục hồi san hô cứng vùng biển Việt Nam, được đánh giá là một nghiên cứu thực nghiệm điển hình về bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học biển nói chung và các loài san hô nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát triển TN&MT biển của nước ta.
Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới mang đến nhiều giống cây quý đã được nhân giống, bảo tồn thành công nhằm cung cấp nguồn giống cây khỏe mạnh, khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt với điều kiện địa lý đặc thù Việt Nam. 
cantho.3
TS. Nguyễn Thị Thúy Hường - Trưởng trạm thực nghiệm, Viện công nghệ sinh học giới thiệu về các giống cây quý đã được nuôi cấy mô thành công và triển vọng hợp tác với địa phương
Việt Nam là một quốc gia được đánh giá có sự đa dạng sinh học, vì vậy, các nghiên cứu chiết xuất dược chất từ dược liệu Việt theo định hướng của chính phủ đang được quan tâm đầu tư. Viện Hàn lâm KHCNVN đã có rất nhiều đơn vị nghiên cứu đi theo hướng nghiên cứu dược liệu, phân tích và tổng hợp để tạo thành những dược chất hữu ích, có lợi cho sức khỏe con người. 
cantho.4
Từ nguồn nguyên liệu tảo biển địa phương, hay từ nguồn dược liệu quý được nuôi trồng công phu đã cho ra các sản phẩm thực phẩm chức năng quý có hoạt tính mạnh, tác dụng bổ trợ đắc lực trong phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo
cantho.5
Thứ trưởng Trần Văn Tùng  mua thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nha Trang làm quà tặng cho các đại biểu
cantho.6
Dùng thử rượu vang điều, sản phẩm của đề tài nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Hóa học
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, kỹ thuật encapsulation được hiểu là kỹ thuật “đóng gói“ vật liệu/hoạt chất theo hình thức vi mô và cấu trúc nano thông qua việc “ngậm“ các vật liệu/hoạt chất này của tác nhân hoạt động (vật liệu cốt lõi) trong một chất khác (vật liệu nền/ vật liệu mang). Ứng dụng kỹ thuật encapsulation nhằm hạn chế các nhược điểm của các hợp chất thiên nhiên như:  chứa các hoạt chất sinh học kém bền, không ổn định, nhạy cảm với nhiệt độ, pH, ánh sáng và oxy hóa do đó khi ứng dụng vào các sản phẩm cụ thể, các hoạt chất, hương liệu này không ổn định do các tác nhân, môi trường trong các sản phẩm khác nhau, chúng có thể bị biến tính hoặc giảm hoạt tính của hoạt chất, điều này sẽ làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí làm biến tính các sản phẩm tạo ra các tác dụng không mong muốn. Eletrospinning là một kỹ thuật để chế tạo các sợi nano bằng cách áp dụng điện áp cao tạo ra các sợi polyme có kích thước nano. Quá trình được chia thành 3 giai đoạn với việc phun chất lỏng từ bề mặt của hạt bị biến dạng sự bốc hơi của dung môi và sự hình thành của sợi. Toàn bộ quá trình được bắt đầu khi điện áp cao được áp dụng tách các phân tử tích điện. Các phân tử tích điện có cùng cực di chuyển hướng về bề mặt hạt và làm tăng mật độ của chúng, với sự gia tăng mật độ điện tích trên bề mặt chống lại sức căng bề mặt gây ra sự biến dạng của bề mặt. Khi sự biến dạng gia tăng, tại một thời điểm nào đó, một dòng dung dịch sẽ được vận chuyển giữa hai cực, dung môi sẽ bay hơi trong quá trình vận chuyển. Các thông số bao gồm điện áp, tốc độ dòng, khoảng cách giữa các điện cực và nồng độ polymer, để điều chỉnh điều kiện điện hoá cho các ứng dụng khác nhau. Đây là sản phẩm nghiên cứu của Viện Công nghệ hóa học phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Đô.
cantho.7
Công nghệ bọc hoạt chất thiên nhiên – Trình diễn thiết bị Electrospinning của Viện Công nghệ hóa học
cantho.8
Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam đều hết sức quan tâm đến các chế phẩm bảo vệ thực vật thế hệ mới cho năng suất cao, chất lượng ổn định và khỏe mạnh trước các chủng bệnh hiện thời
Cũng trong sự kiện lần này, Viện Hàn lâm KHCNVN đẩy mạnh giới thiệu một cách sâu rộng về Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019, nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học cả trong nước và quốc tế. Vì vậy, trong triển lãm lần này, rất nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý của các địa phương đã đến và tìm hiểu về quy chế cũng như cách thức tham gia Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019.
cantho.9
Phần giới thiệu về Giải thưởng Trần Đại Nghĩa 2019 thu hút đông đảo nhà khoa học, cán bộ quản lý quan tâm, tìm hiểu
Khó có thể kể hết hơn 100 công nghệ mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã mang đến với Kết nối cung cầu công nghệ Cần Thơ 2018. Tham quan và lắng nghe giới thiệu từ phía đại diện Viện Hàn lâm KHCNVN, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đánh giá rất cao những công nghệ mà Viện Hàn lâm mang đến trình diễn. Ông cũng ngỏ ý hy vọng trong những năm tiếp theo, Viện hàn lâm KHCNVN sẽ tiếp tục mang đến nhiều công nghệ hiện đại và đặc sắc hơn nữa, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
cantho.91
Lãnh đạo Bộ KHCN, Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ, Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHCNVN chụp ảnh kỷ niệm cùng các đơn vị của Viện Hàn lâm tham gia triển lãm
Hài lòng với các kết quả sơ bộ thu được ngay trong ngày khai mạc sự kiện Techdemo 2017, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN, GS.TSKH. Nguyễn Đình Công khẳng định, Viện Hàn lâm KHCNVN đã và đang đồng hành cùng Bộ Khoa học và Công nghệ trong các hoạt động khoa học. Minh chứng rõ ràng nhất chính là hàng trăm công nghệ sẵn sàng chuyển giao được đem đến giới thiệu tại Triển lãm, trong đó đã có 2 hợp đồng được ký kết chuyển giao tại Lễ khai mạc: (1) TS. Bùi Duy Du - Giám đốc Trung tâm Sinh học, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã ký kết chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ với Công ty TNHH SX phân bón Hưng Long, trị giá hợp đồng chuyển giao là 10 tỉ 450 triệu đồng. (2) PGS.TS. Trần Ngọc Quyển - Phó Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng ký hợp tác nghiên cứu công nghệ và sản xuất thử nghiệm với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Trà Vinh (Sở Khoa học công nghệ Trà Vinh), trị giá hợp đồng là 3 tỉ đồng.
cantho.92
Viện Khoa học vật liệu ứng dụng ký kết chuyển giao công nghệ với Công ty TNHH SX phân bón Hưng Long.
cantho.93 
Viện Khoa học vật liệu ứng dụng ký hợp tác nghiên cứu công nghệ và sản xuất thử nghiệm với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Trà Vinh (Sở khoa học công nghệ Trà Vinh)
Điều này cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo Viện trong việc giới thiệu, kết nối sản phẩm/công nghệ đã hoàn thiện đến với nhà đầu tư, nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc sống, phục vụ con người.
cantho.94
Tập thể các nhà khoa học của Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia triển lãm Cantho Techdemo 2018
Nguồn: vast.ac.vn