• Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo @ XX
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ bổ nhiệm
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3: Thắp sáng những ngọn lửa đam mê với sách

09/05/2016
Ngày 21/4/2016, tại Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) diễn ra chương trình Triển lãm sách và Hội thảo nhằm hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần thứ 3, do Trung tâm Thông tin - Tư liệu phối hợp với Nhà xuất bản (NXB) Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tổ chức.
 Tham gia Triển lãm có PGS.TS Nguyễn Hồng Quang- Giám đốc Trung tâm Thông tin- Tư liệu, ThS.Trần Văn Sắc- Giám đốc NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, GS.TSKH Nguyễn Ái Việt- nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, cùng đông đảo độc giả trong và ngoài Viện Hàn lâm.

Toàn cảnh hội thảo
Hội thảo tập trung nêu rõ tầm quan trọng của việc xuất bản sách khoa học trong mối quan hệ mật thiết với văn hóa đọc cũng như bồi đắp tư duy nghiên cứu khoa học cho các thế hệ nghiên cứu.
Là NXB duy nhất được các cấp quản lý xuất bản 12 tạp chí khoa học về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, sau 10 năm hoạt động, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ đã đi tiên phong trong việc xây dựng hệ giá trị sách khoa học ở Việt Nam. Ngày 30/7/2014, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Liên kết quốc tế các nhà xuất bản (gọi tắt là PILA, khi đã trở thành thành viên của Tổ chức này các ấn phẩm khi xuất bản ngoài chỉ số mã Quốc tế ISBN có thể được cấp thêm chỉ số DOI để tăng tính hội nhập Quốc tế). Hiện có 3 tạp chí đạt chuẩn quốc tế, đó là: Tạp chí Advances in Natural Sciences: NanoScience and Technology (ASNN) chính thức trở thành tạp chí SCIE đầu tiên của Việt Nam, Vietnam Journal of Mathematics, tạp chí Acta…đạt chuẩn scopcus. Ngoài ra, còn có 9 tạp chí khác đang phấn đấu năm 2018 sẽ có 6 tạp chí chuẩn scopus
Tại Hội thảo, GS.TSKH Nguyễn Ái Việt đã thuyết trình hấp dẫn về những giá trị quý giá của Tủ sách Khoa học và Khám phá – một chương trình sách được sáng lập bởi các nhà khoa học Việt Nam cũng là các dịch giả quen thuộc như: Phạm Văn Thiều, Nguyễn Văn Liễn, Vũ Công Lập. Sách của Tủ sách này đã và đang tiếp cận rất nhiều đối tượng độc giả, trong đó có người trẻ và giới nghiên cứu. Một số cuốn sách hay đã được các dịch giả dụng công dịch ra Tiếng Việt như: Từ Hiệu ứng Con Bướm đến Lý thuyết Hỗn độn ( Tác giả: James Gleick), Định lý cuối cùng của FerMat ( Tác giả: Simon Singh), Chú Trời có phải là nhà toán học? (Tác giả: Mario Livio), Thiên tài kỳ dị (Tác giả: Masha Gessen)….
Theo GS.TSKH Nguyễn Ái Việt, khi đọc một cuốn sách hay, điều quan trọng là phải biết được “phần hồn” của cuốn sách. Từ đó, độc giả cảm nhận và lan truyền được ngọn lửa đam mê (qua sách) của tác giả. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm viết sách, dịch sách và dùng sách trong nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh Hội thảo, Triển lãm sách đã trưng bày hơn 300 đầu sách, trong đó có 48 đầu sách mới của các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các dịch giả uyên bác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, các cộng tác viên là nghiên cứu sinh.
Năm 2015 cũng là năm thứ 11 Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức giải thưởng Sách Việt Nam. Với việc mở rộng phạm vi xét giải sang cả thể loại văn học và sách dịch, số đầu sách tham gia giải của các nhà xuất bản năm 2015 cao hơn năm ngoái 44 cuốn.
Danh sách các sách của Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ đạt giải thưởng Sách Việt Nam năm 2015:
 1. Cuốn sách “Vật liệu Cácbon cấu trúc nanô và các ứng dụng tiềm năng” (Tác giả: Phan Ngọc Minh) đạt giải Đồng Sách hay
-Theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu viết trong phần Lời giới thiệu của cuốn sách thì: “Để đào tạo được các tập thể vật lý trẻ tuổi có đủ năng lực tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới về vật liệu cácbon cấu trúc nanô, Hội Vật lý Việt Nam đã đề xuất tổ chức các hệ đào tạo cử nhân/kỹ sư vật lý tài năng và thạc sỹ vật lý tài năng tại một số đơn vị đào tạo trọng điểm ngành vật lý nước ta. Trong chương trình vật lý đậm đặc của tất cả các hệ đó nhất thiết phải có nội dung về vật liệu cácbon cấu trúc nanô. Cuốn sách “Vật liệu cácbon cấu trúc nanô và các ứng dụng tiềm năng” của PGS.TS Phan Ngọc Minh sẽ là một tài liệu có giá trị để các giảng viên và các học viên, sinh viên các hệ tài năng nói trên tham khảo”.
-Với 7 Chương được trình bày một cách khoa học, cuốn sách “Vật liệu cácbon cấu trúc nanô và các ứng dụng tiềm năng” xứng đáng là một tài liệu chuyên khảo tổng hợp những hiểu biết, kiến thức về vật liệu cácbon cấu trúc nanô bao gồm: fullerence, graphene và đặc biệt là ống nanô cácbon. Cuốn sách đã gợi mở những tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này, như: Ứng dụng carbon nanotubes trong vật liệu tổ hợp, carbon nanotubes trong linh kiện điện tử, trong vật liệu tản nhiệt, trong sản xuất và tích trữ năng lượng, trong vật liệu che chắn sóng điện tử.
-Tác giả PGS.TS Phan Ngọc Minh là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về vật liệu cácbon cấu trúc nanô tại Nhật Bản, cũng là người đã có những đóng góp tiên phong vào sự phát triển khoa học và công nghệ nanô ở Việt Nam.
 IMG 0897 1
2. Cuốn sách "Việt Nam dưới góc nhìn VNREDSat-1" của Viện Hàn lâm KHCNVN đạt giải khuyến khích sách đẹp
-Cuốn sách ảnh “Việt Nam dưới góc nhìn VNREDSat-1” là một bộ ảnh đẹp gồm 67 cảnh ảnh được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1. Bộ ảnh được lựa chọn một cách công phu từ gần 10.000 cảnh ảnh, trải rộng khắp lãnh thổ Việt nam, được trình bày một cách có hệ thông và khoa học.
-Phát hành cuốn sách “Việt Nam dưới góc nhìn VNREDSat-1” vào dịp kỷ niệm 1 năm ngày phóng thành công vệ tinh là một việc làm có nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ là minh chứng cho sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, kỹ sư Việt Nam trong việc vận hành và khai thác hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1, mà còn cung cấp tới công chúng một “góc nhìn” mới, một “ phương tiện” mới cho phép chúng ta có cơ hội ngắm nhìn giang sơn gấm vóc Việt Nam từ độ cao hơn 680km.
-Cuốn sách này lần đầu tiên truyển tải những nhận xét và bình luận của các nhà sử học về ảnh vệ tinh viễn thám. Đây là một nét mới, một cố gắng lớn của nhóm biên soạn, nhằm làm khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ vũ trụ nói riêng gần gũi hơn, lan tỏa hơn trong đời sống hàng ngày.
 tinsach
Hàng trăm cuốn sách khoa học và công nghệ có giá trị đang được lưu trữ đầy đủ tại Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra, thư viện còn tập hợp các nguồn tài nguyên như; nguồn tài nguyên dạng bản in (sách, tạp chí, luận án, luận văn, báo cáo đề tài …) có thể tìm kiếm thông qua phần mềm Koha, nguồn tài nguyên nội sinh (Dspcae), nguồn tài nguyên điện tử có các cơ sở dữ liệu (CSDL) với  hơn 3.720 tạp chí điện tử được mua quyền truy cập từ năm 1996 đến nay bao gồm: (ScienceDirect; SpringerLink; IOP; APS; ACS; AIP; Proquest Central… và nhiều các CSDL miễn phí khác ) của các nhà xuất bản uy tín trên thế giới, các CSDL điện tử có thể tìm kiếm thông qua công cụ tra cứu phần mềm Metalib SFX. Trong đó, đặc biệt 12 tạp chí của NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ đã được tích hợp vào thư viện số. Bạn đọc có thể truy cập theo địa chỉ http://isi.vast.vn/ và sử dụng tài khoản cá nhân đã được cấp để truy cập từ bất kỳ máy tính nào có kết nối internet hoặc thông qua dải IP.