• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ bổ nhiệm
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Ảnh 1
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Ảnh 2
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội chợ Techmart 2016
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo @ XX
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Nghiên cứu khoa học/Triển khai ứng dụng

Viện Công nghệ thông tin được cấp Bằng độc quyền sáng chế

11/10/2019
 Tháng 09/2019, Viện Công nghệ thông tin (CNTT) được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cấp và bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế về “Phương pháp, thiết bị và vật ghi có thể đọc được bằng máy tính để nhận dạng chữ viết in tiếng Việt và tiếng Anh và chuyển thành giọng nói”.
Bằng độc quyền sáng chế số 22077 cấp theo Quyết định số 81478/QĐ-SHTT ngày 23/09/2019 được công nhận cho các tác giả gồm: TS. Nguyễn Trường Thắng – Viện trưởng, ThS. Nguyễn Thế Hoàng Anh – thành viên phụ trách chính về kỹ thuật cùng một số cán bộ nghiên cứu của Viện. Quyết định này được ban hành dựa trên hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế nộp ngày 04/10/2017.

Hình 1: Bằng độc quyền sáng chế mới nhất của Viện CNTT
Bằng độc quyền sáng chế có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ pháp lý cho giải pháp công nghệ của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện CNTT và cũng là sự ghi nhận công sức, sự sáng tạo không ngừng của nhóm để cho ra đời một giải pháp công nghệ kỹ thuật mới.
Trên cơ sở của đề tài nghiên cứu cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VAST01.07/15-16 - “Hệ thống đeo tay hỗ trợ đọc sách tiếng Việt dành cho người khiếm thị”, nhóm các nhà nghiên cứu của Viện CNTT đã nghiên cứu và phát triển giải pháp công nghệ tích hợp các kỹ thuật nhận dạng chữ in tiếng Việt – tiếng Anh (Optical Character Recognition – OCR), và từ văn bản nhận dạng được, kỹ thuật chuyển thành giọng nói (Text-To-Speech - TTS) được áp dụng. Giải pháp công nghệ tích hợp này có ý nghĩa khoa học rất lớn cũng như ý nghĩa nhân văn đối với xã hội.
Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 1 triệu người khiếm thị và trong số đó có hơn 300.000 người mù. Việc thu thập thông tin, đặc biệt là những thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản như sách vở, báo in đối với họ rất khó khăn hoặc phải nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Với mục đích giúp đỡ những người có hoàn cảnh như vậy, nhóm nghiên cứu tại Viện CNTT đã nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật nhằm tạo nên một sản phẩm thân thiện và có khả năng giúp người sử dụng đọc bằng cách phát ra âm thanh các đoạn chữ viết in được trỏ tới. 
Hình 2: Propotype thiết bị nhận dạng chữ viết in tiếng Việt - tiếng Anh và chuyển thành giọng nói
Về mặt khoa học, sự thành công trong việc chế tạo và tích hợp các công nghệ phức tạp đã cho thấy sự sáng tạo và nghiên cứu không ngừng của nhóm nghiên cứu. Hệ thống hỗ trợ người khiếm thị đọc về cơ bản gồm một camera có kích thước nhỏ gắn vừa vào một thiết kế dạng nhẫn để đeo vào ngón tay (thường là ngón tay trỏ) kết hợp với một máy tính bảng mạch đơn (Single Board Computer) để chạy chương trình phần mềm tích hợp các lĩnh vực xử lý ảnh, nhận dạng chữ in (OCR), tổng hợp tiếng nói (TTS) và giao tiếp với máy chủ thông qua môi trường truyền dẫn Wi-fi nếu các phần mềm trên được tích hợp và vận hành trên máy chủ nhằm tiết kiệm thời gian xử lý. Người sử dụng sẽ đeo hệ thống trên tay và trỏ tới vùng chữ muốn đọc, đoạn chương trình xử lý ảnh trước tiên thực hiện chức năng dò tìm, căn chỉnh và trích chọn các khung ảnh chứa thông tin làm đầu vào cho module OCR (nhận dạng) chuyển từ ảnh sang đoạn chữ in. Tiếp theo Module TTS (tổng hợp tiếng nói) có nhiệm vụ chuyển đoạn chữ in này ra file âm thanh và chuyển tới loa để phát thành tiếng đủ rõ ràng để người sử dụng hiểu được nội dung. Đây là lần đầu tiên có một hệ thống hỗ trợ người khiếm thị đọc tiếng Việt tại Việt Nam

Hình 3: Tổng quan về hệ thống nhận dạng chữ viết tiếng Việt - tiếng Anh và chuyển thành giọng nói
Bằng độc quyền sáng chế này giúp cho Viện CNTT căn cứ pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ được quyền sáng chế sản phẩm. Đây là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển và hoàn thiện công nghệ. Nhóm nghiên cứu của Viện đang chủ động liên kết các đơn vị hữu quan phối hợp, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm hệ thống nhẫn đọc để đưa vào ứng dụng rộng rãi trong toàn xã hội./.