Công nghệ số đang là đòn bẩy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong đó, trí tuệ nhân tạo là một công nghệ nền tảng. Sự thay đổi một cách nhanh chóng về công nghệ gây ra những tác động to lớn tới mọi ngành nghề kinh tế - xã hội và cả con người. Nhiều tác động và rủi ro do những công nghệ này mang lại chưa thể lường hết được. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng cần có những tiếp cận về mặt pháp lý và đạo đức đối với các công nghệ số này đảm bảo một sự phát triển ổn định cho khu vực. Mạng lưới các trường đại học (ASEAN University Network - AUN) phối hợp cùng Tổ chức phát triển nguồn nhân lực (ASEAN Human Development Organization - AHDO) tổ chức hội thảo “Thách thức đạo đức của công nghệ trong thế giới số” nhằm tìm ra giải pháp cho khu vực ASEAN trong cách quản lý dữ liệu cá nhân, phương tiện truyền thông và hướng đi trong giai đoạn tới.Hội thảo có sự tham gia một báo cáo mời từ lãnh đạo Viện Công nghệ thông tin và Trung tâm tiên tiến về Trí tuệ nhân tạo (ACAI) với vai trò làChủ tịch Tiểu ban Vi điện tử - CNTT của ASEAN (ASEAN Sub-Committee on Microelectronics and Information Technology – SCMIT).
Sáng ngày 01/09/2021, tại Bangkok - Thái Lan, hội thảo trực tuyến (Webinar) với chủ đề “Thách thức đạo đức của công nghệ trong thế giới số” (Ethical Challenges of Our Digital World) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội thảo có sự tham dự của các diễn giả đến từ nhiều tổ chức chính thức của ASEAN, mang lưới các trường đại học, các viện nghiên cứu trong khu vực ASEAN, châu Á – Thái Bình Dương. Hội thảo đã lắng nghe những trình bày, những vấn đề lớn được đặt ra xoay quanh chủ đề đạo đức của công nghệ số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) trong thế giới số.
Các vấn đề nảy sinh từ công nghệ số đang diễn ra trên thế giới, ASEAN và Việt nam cũng không phải ngoại lệ và chúng sẽ đến trong thời gian tới. Việc xây dựng cách thức xử lý những vấn đề này trên thế giới đang được qui chiếu theo kinh nghiệm tại các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần có những hướng tiếp cận về mặt đạo đức của công nghệ số, đặc biệt là AI, nhằm kiểm soát được sự lạm dụng của công nghệ trong khuôn khổ pháp lý và giá trị đạo đức.
Các diễn giả chính trong buổi hội thảo trực tuyến
Hình ảnh trong buổi hội thảo số
Việt Nam là một quốc gia thành viên ASEAN. Theo mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo, đến năm 2030, Việt Nam sẽ nằm trong Top 4 khu vực. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Viện CNTT cùng với Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - ACAI đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ số nền tảng bao gồm AI. Bên cạnh việc phát triển công nghệ nền tảng – ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề liên quan tới pháp lý, đạo đức và giá trị xã hội cũng đang được xem xét vì sớm hay muộn những vấn đề này sẽ phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng các công nghệ này tại Việt Nam và trong tương tác với khu vực ASEAN, thế giới.
Thông tin chi tiết về buổi hội thảo số tại link sau: