• NCS. Đào Văn Thành
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Ảnh 1
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội thảo @ XX
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Lễ bổ nhiệm
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Hoạt động chung

Chúc mừng TS Lương Chi Mai được trao tặng giải thưởng Kovaleskaia 2010

08/08/2016
Ngày 7/1/2011, TS Lương Chi Mai, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Kovaleskaia 2010 vì những đóng góp khoa học xuất sắc trong lĩnh vực Nhận dạng chữ và nhận dạng tiếng nói.
Giải thưởng dành tặng những nữ khoa học gia xuất sắc
Giải thưởng Kovalevskaia' (còn gọi tắt là Giải "Kova") là giải thưởng thường niên dành tặng cho những nữ khoa học gia xuất sắc, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân là các nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực - kinh tế, xã hội và văn hóa.
Quỹ giải thưởng quốc tế Kovalevskaia được thành lập năm 1985 mang tên nhà nữ toán học gốc NgaKovalevskaya, với sự đóng góp ban đầu của hai vợ chồng giáo sư người Mỹ Ann và Neal Koblitz. Từ năm đó, vợ chồng giáo sư đã chọn các nhà khoa học nữ Việt Nam về lĩnh vựckhoa học tự nhiên làm đối tượng để xét và trao Giải thưởng Kovalevskaia. Quỹ đã hỗ trợ cho 8 nước đang phát triển là: PeruEl SalvadorNicaraguaMexicoCubaNam PhiMozambic và Việt Nam.
Cho đến năm 2009, giải thưởng đã được trao cho 31 cá nhân và 15 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Hiện nay, Lễ trao Giải thưởng này do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam.
Người tiên phong trong lĩnh vực nhận dạng chữ Việt
TS Lương Chi Mai yêu toán từ nhỏ và luôn là học sinh giỏi. Khi nhập học Trường  Đại học Tổng hợp Kishinov năm 1976 Chi Mai quyết định chọn theo học chuyên ngành toán ứng dụng với quan niệm: Toán ứng dụng không phải là một ngành xa vời, những thuật toán đã tạo nên nhiều kỳ tích trong ngành khoa học máy tính.
Sau tốt nghiệp đại học, chị về công tác tại Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ thông tin).
Năm 1987, TS. Lương Chi Mai bắt đầu tham gia vào nhóm nhận dạng chữ in. "Nhận dạng chữ Việt là một công việc khó chưa ở đâu làm được. Nhưng nếu người Việt mình không làm thì ai làm cho", chị nói. Trước đó, nhóm nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công việc nhận dạng chữ La-tinh. Còn đối với việc nhận đạng chữ Việt in, ngoài yêu cầu cần phải trang bị một số điều kiện kỹ thuật mà ngày đó còn hiếm như các máy scaner thì kinh nghiệm và kiến thức của nhà khoa học là yếu tố quyết định.
Năm 1991, chị hoàn thành luận án tiến sỹ của mình ở Tiệp Khắc (cũ) với đề tài "Nghiên cứu các đường cong trong nhận dạng và giải thuật song song trong máy SIMD".
Ngày chị về nước cũng là lúc ngành nghiên cứu nhận dạng chỉ mới có lác đác vài cư dân toán ứng dụng được GS. Bạch Hưng Khang tập hợp như GS. Hồ Tú Bảo, GS. Hoàng Kiếm...
Tiếp thời gian sau đó, những thuật toán mà nhóm nghiên cứu dần được áp dụng vào thực tế để kiểm nghiệm như áp dụng vào việc thăm dò dầu khí, nhận diện ảnh vệ tinh,... Từ một nhóm nghiên cứu nhỏ ngày nay đã trở thành Phòng nghiên cứu Nhận dạng về công nghệ tri thức hàng đầu của cả nước. Trước nhu cầu của thị trường và sự phát triển của công nghệ, với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian còn là nghiên cứu sinh, chị cùng nhóm bắt tay vào nghiên cứu nhận dạng chữ Việt in.
Thuộc nhóm những người tiên phong khai sinh nên một ngành khoa học mới ở Việt Nam,  TS Lương Chi Mai là người có tuổi nghề cao trong ngành nhận dạng và "thu hoạch" được trên 30 công trình đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước; nhiều năm chủ nhiệm các đề tài về "Xây dựng thư viện module nâng cao chất lượng ảnh phục vụ vectơ hoá trên ảnh đa mức sáng và ảnh màu", "Nhận dạng, xử lý ảnh và ứng dụng" hay "Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của lĩnh vực xử lý tri thức trong trí tuệ nhân tạo".
Nói về việc nhận dạng ký tự, TS Lương Chi Mai giải  thích: “Nhận dạng có nghĩa là nhận biết. Bất kỳ một đối tượng nào đều được biểu diễn bằng các đặc trưng như số đo, màu sắc, cân nặng... Dựa vào những đặc trưng rồi tìm ra các thuật toán để đối sánh sự giống nhau giữa vật thể này và vật thể khác. Đây là một nhánh của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo".
Sau bao vất vả, "đứa con đầu lòng" của nhóm nghiên cứu về nhận dạng do TS Lương Chi Mai đứng đầu  đã chào đời. Đó là phiên bản VnDOCR 1.0 phục vụ tự động hoá văn phòng trong nhập liệu tự động.
Một văn bản sau khi được scan, với VnDOCR, có thể nhận biết một cách tự động để đầu ra là một văn bản với ký tự được soạn thảo do đó người dùng không phải soạn lại văn bản đã scan. Ngay lập tức, VnDOCR 1.0 đã được thị trường chào đón với nhiều tiện ích vượt trội mà nhiều người cho rằng... "ngoài mong đợi".
Từ đó đến nay, VnDOCR luôn được trau chuốt với nhiều tính năng mới như độ chính xác nhận dạng, xử lý bảng biểu, giao diện thân thiện... và là sản phẩm xử lý nhận dạng hiện diện ở khắp các Bộ, ngành trong cả nước. Phiên bản mới nhất ngày nay là VnDOCR 4.0. Bên cạnh những phiên bản VnDOCR chuyên dụng, nhóm nghiên cứu phát triển những bản rút gọn cài đặt trong các máy scanner HP.
Hiện nay TS Lương Chi Mai vẫn chủ trì việc tiếp tục nghiên cứu phát triển hệ thống nhận dạng tiếng nói, xây dựng những tài nguyên tiếng nói và văn bản cho cộng đồng. Nhằm hỗ trợ cho những người khiếm thị thao tác được những chức năng cơ bản của một người bình thường.
Một  Giám khảo nhiệt tình của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt
Bên cạnh các công việc nghiên cứu khoa học và quản lý, TS Lương Chi Mai còn tham gia Hội đồng Giám khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt được Báo điện tử Dân trí, Tập đoàn VNPT và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức thường niên. Những ý kiến nhận xét của TS luôn là những lời góp ý tốt nhất cho các sản phẩm tham dự giải thưởng.
Chúc TS Lương Chi Mai luôn khỏe, vui,  say mê nghiên cứu khoa học và tiếp tục có những  công trình khoa học tốt  phục vụ cho cuộc sống!