• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Lễ bổ nhiệm
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Ảnh 1
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo @ XX
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin ngành Công nghệ thông tin

Làm sao để dùng điện thoại thông minh tham gia môi trường số an toàn?

21/09/2020
 Điện thoại thông minh sẽ là phương tiện chính để người dân tham gia thế giới số, vì thế “Cẩm nang Chuyển đổi số” vừa được Bộ TT&TT cho ra mắt, đã dành một phần để cung cấp kiến thức cơ bản giúp người dân đảm bảo an toàn.
“Cẩm nang Chuyển đổi số”, ấn phẩm trang bị những nhận thức quan trọng và thiết yếu nhất về chuyển đổi số cho cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đã được Bộ TT&TT cho ra mắt ngày 18/9.
Hiện phiên bản điện tử của cuốn Cẩm nang đã được cung cấp miễn phí tại https://dx.mic.gov.vn. Vì thế, Cẩm nang có thể dễ dàng đến với nhiều người, kể cả những người dân vùng xa xôi. Phiên bản điện tử cũng giúp người đọc có thể sử dụng sách mọi nơi, mọi lúc trên thiết bị di động.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định “Người dân là trung tâm của chuyển đổi số” và “Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số”.
Vì thế, trong cẩm nang cho người dân - một trong bốn nội dung chính của “Cẩm nang chuyển đổi số”, nhóm soạn thảo đã dành một phần nhất định để cung cấp cho người dân những nhận thức cơ bản, cần thiết để an toàn khi tham gia môi trường số.
Làm sao để dùng điện thoại thông minh tham gia môi trường số an toàn?
Điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân với nhiều người, vì thế đây là điểm yếu nhất để hacker tấn công, đánh cắp thông tin, dữ liệu (Ảnh minh họa)
Theo nhóm soạn thảo, mỗi người dân cần tự có ý thức bảo vệ mình trong môi trường số như bảo vệ mình trong môi trường thực; Bảo vệ tài sản vô hình của mình, chẳng hạn thông tin cá nhân, như bảo vệ tài sản hữu hình khác. Điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân với nhiều người, vì thế là điểm yếu nhất.
Điện thoại thông minh đã trở thành gián điệp thế nào?
Điện thoại thông minh với nhiều tiện ích, camera chụp hình, microphone, xác định vị trí, kết nối mạng không dây và nhiều chức năng khác. Đáng tiếc là, sự riêng tư và bảo mật lại không phải là mối quan tâm hàng đầu với hầu hết nhà sản xuất, bởi họ quan tâm tới sự tiện lợi và giá thành để cạnh tranh nhiều hơn.
Tất cả điều đó đã biến điện thoại thông minh thành các thiết bị vô cùng lý tưởng để theo dõi, nghe lén, lấy vị trí, dữ liệu nhạy cảm, thậm chí mạo danh để nhắn tin tới các điện thoại khác. Nếu một ai đó khống chế được chiếc điện thoại thông minh của bạn, có thể người đó còn hiểu về bạn hơn chính bạn.
Hacker xâm nhập vào điện thoại thông minh bằng cách nào?
Có nhiều cách, từ dễ đến khó, được hacker sử dụng. Cách dễ nhất, không cần có trình độ  công nghệ, mà chỉ cần có các mánh khóe lừa đảo, giả mạo. Cụ thể, hacker có thể thu thập thông tin công khai trên mạng như mạng xã hội, Internet để xây dựng các nội dung lừa đảo với thông tin đáng tin cậy dành riêng cho mỗi cá nhân, thường là đánh vào lòng ham muốn riêng của mỗi cá nhân.
Cao cấp hơn, hacker có thể tạo ra các phần mềm, có thể là phần mềm độc hại, hoặc phần mềm độc hại núp bóng một ứng dụng thông thường, ví dụ như ứng dụng xem phim, nghe nhạc để dụ người dùng cài đặt và sử dụng. Và cao cấp hơn nữa, hacker chuyên nghiệp tấn công khai thác các lỗ hổng, điểm yếu của điện thoại hoặc của các ứng dụng chính thống để từ đó xâm nhập.
Dấu hiệu nào cho thấy điện thoại thông minh đã bị “hack”?
Giải đáp câu hỏi trên, Cẩm nang cho hay, điện thoại thường xuyên bị nóng dù không sử dụng, pin của điện thoại bị “hao hụt” thường xuyên hay giảm tuổi thọ mặc dù ít sử dụng ứng dụng. Nguyên nhân có thể do các phần mềm độc hại xâm nhập chạy ngầm sẽ làm tiêu tốn tài nguyên điện thoại để quét thiết bị và truyền thông tin tới máy chủ điều khiển của hacker.
Điện thoại bỗng nhiên trở nên thường xuyên bị treo, hoặc tạm dừng, hoặc ứng dụng thường xuyên bị tắt đột ngột, thậm chí đôi khi điện thoại bị khởi động lại. Điều này có thể là do phần mềm độc hại đang làm quá tải tài nguyên hoặc xung đột với các ứng dụng khác.
Dữ liệu sử dụng hàng tháng cao hơn nhu cầu hoặc bỗng nhiên tăng đột biến, dẫn đến cước phí dữ liệu phải trả tăng cao. Điều này có thể do dữ liệu từ máy bị chuyển lên máy chủ điều khiển của hacker qua kết nối mạng.
Một dấu hiệu nữa là sự xuất hiện của ứng dụng lạ không phải do người dùng cài, rất có thể đây là một phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp.
Vì sao an toàn mạng đơn giản như rửa tay bằng xà phòng?
Chỉ cần có ý thức và thói quen đúng, mỗi người đã tự có thể bảo vệ mình, hạn chế đến 80% nguy cơ, rủi ro, 20% còn lại thì chỉ có những kẻ tấn công chuyên nghiệp, bỏ ra một nguồn lực rất lớn, mới có thể đe dọa được.
Mỗi người cần tự hiểu rõ các ứng dụng mình đã cài trên điện thoại. Điện thoại thông minh cũng cho phép người dùng kiểm soát, cấp quyền phù hợp cho từng ứng dụng theo nhu cầu chức năng sử dụng. Bạn hãy xóa các ứng dụng mình không dùng, tự phân quyền cho những ứng dụng mình cần một cách hợp lý.
Bên cạnh đó, chỉ cài đặt ứng dụng từ các kho chính thức, với iPhone là Apple Store và với các điện thoại dùng Android là Google Play Store. Hạn chế tối đa việc cài các ứng dụng trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Đặc biệt, người dùng cần thiết lập mật khẩu mạnh khi sử dụng điện thoại và các ứng dụng, luôn cập nhật lên bản mới nhất của hệ điều hành và ứng dụng.  Đồng thời, cài đặt các ứng dụng bảo mật cho điện thoại của mình.  
Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn