Ngày 25/6, các chuyên gia CNTT, an toàn thông tin của Việt Nam tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cùng chuyên gia của 9 nước ASEAN khác và Nhật Bản tham gia diễn tập quốc tế ASEAN-Nhật Bản 2020 chủ đề “Phòng chống tấn công mạng xuyên quốc gia”.
Năm nay, chương trình diễn tập quốc tế này được 10 nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản cùng tiến hành.
Mục đích chính của diễn tập là xây dựng, vận hành và đảm bảo sự tương tác thông suốt giữa các nước ASEAN trong việc chia sẻ thông tin ứng cứu sự cố an toàn mạng. Ngoài ra, các kịch bản diễn tập được xây dựng công phu, trên cơ sở các tấn công mạng thực tế đã xảy ra và dựa trên các xu hướng cập nhật mới nhất về công nghệ và các mối đe dọa tiềm ẩn, nên diễn tập còn tạo điều kiện cọ xát và nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho những người tham gia.
Mục đích chính của diễn tập là xây dựng, vận hành và đảm bảo sự tương tác thông suốt giữa các nước ASEAN trong việc chia sẻ thông tin ứng cứu sự cố an toàn mạng.
Ngoài ra, các kịch bản diễn tập được xây dựng công phu, trên cơ sở các tấn công mạng thực tế đã xảy ra và dựa trên các xu hướng cập nhật mới nhất về công nghệ và các mối đe dọa tiềm ẩn, nên còn tạo điều kiện cọ xát và nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho những người tham gia.
Trong phát biểu khai mạc chương trình diễn tập quốc tế ASEAN – Nhật Bản 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, 2020 là năm rất đặc biệt. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 làm thay đổi cách thức sinh hoạt, làm việc của người dân gần như trên toàn thế giới. Người dân, tổ chức phải thích nghi với cách thức làm việc mới: làm việc từ xa, làm việc tại nhà - làm việc trực tuyến trên môi trường mạng. Điều này càng làm cho công tác đảm bảo an toàn mạng càng trở nên hết sức quan trọng.
Theo báo cáo từ Cục An toàn thông tin, trong những năm qua, các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam có xu hướng giảm. Số cuộc tấn công năm 2019 giảm 71,7% so với năm 2018. Với năm 2020, tính đến hết tháng 5, qua giám sát, Cục An toàn thông tin đã phát hiện 1.495 cuộc tấn công mạng, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên trên thực tế, tin tặc ngày càng tinh vi và phức tạp, cách thức tấn công mạng ngày càng đa dạng, do vậy, các sự cố có thể giảm, nhưng mức độ, nguy cơ từ các cuộc tấn công từ bên ngoài vào các hệ thống của Việt Nam sẽ theo xu hướng phát triển của công nghệ trên toàn cầu và ngày càng gia tăng.
Đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, ưu tiên chính của diễn tập tại Việt Nam là nhằm nâng cao năng lực và phát triển Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Ngoài các hoạt động diễn tập, Mạng lưới còn có kế hoạch tổ chức rất nhiều các hoạt động khác như đào tạo, chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế... và đặc biệt là hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động phòng, chống các tấn công mạng, phản ứng nhanh trong ứng cứu sự cố máy tính.