• Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo @ XX
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Ảnh 1
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Lễ bổ nhiệm
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin ngành Công nghệ thông tin

Sản phẩm tự động hóa Việt Nam chinh phục thị trường Hàn Quốc

24/03/2020
 akaBot - Sản phẩm “Make in Vietnam” do FPT Software phát triển tiếp tục mang về hợp đồng mới từ việc bán bản quyền sử dụng (liciense) cho một doanh nghiệp trong lĩnh vực mua sắm qua truyền hình tại Hàn Quốc.
 Đại diện FPT Software cho biết, mới đây công ty đã đạt được hợp đồng bán bản quyền sử dụng akaBot – Nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) trị giá lớn cho một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực mua sắm qua truyền hình (home shopping) tại Hàn Quốc.
Theo đó, akaBot giúp khách hàng tự động hóa các quy trình hành chính lặp đi lặp lại, tốn nhiều nhân lực và dễ gặp sai sót trong quá trình làm việc. Với giải pháp này, các quy trình trên được tự động hóa với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0, giảm 90% thời gian vận hành, tiết kiệm 75% chi phí, đồng thời đảm bảo dịch vụ 24/7, từ đó, giúp doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số nhanh chóng, tăng khả năng cạnh tranh và trải nghiệm của khách hàng.
Tại Hàn Quốc, công nghệ RPA đang được nhiều công ty, tập đoàn quan tâm, nhất là trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 lên nền kinh tế khiến việc tối ưu hóa nguồn lực trở thành nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp. akaBot của FPT Software có lợi thế vừa cung cấp được giải pháp tự động hóa, vừa có đội ngũ phát triển, hỗ trợ khách hàng ngay tại chỗ với chất lượng vượt trội và giá cả cạnh tranh. Đội ngũ nhân sự công nghệ của FPT Software đã trải qua nhiều thử thách trong việc chứng minh hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng vào quy trình kinh doanh thực tế trước khi có được sự công nhận của khách hàng.
Việc akaBot chinh phục thành công thị trường Hàn Quốc tạo tiền đề để FPT Software đưa công nghệ Việt tham gia sâu hơn vào sân chơi sôi động này. Trước đó, sản phẩm này đã giành được hợp đồng khung 6,5 triệu USD cho một doanh nghiệp Nhật Bản trong vòng 5 năm.
Ra đời từ tháng 7/2018, akaBot một trong những giải pháp trong hệ sinh thái các nền tảng, giải pháp dịch vụ chuyển đổi số "Make in Vietnam" mà FPT Software cung cấp. akaBot có thể được ứng dụng khá rộng rãi và tương thích cho bất cứ lĩnh vực nào từ y tế, thương mại đến nhân sự, giao thông, tài chính – kế toán, chính phủ… Trong năm 2019, akaBot đã được RPA Hack đưa vào danh sách Top 30 sản phẩm RPA đứng đầu thế giới, bên cạnh các sản phẩm đình đám được đầu tư hàng trăm triệu USD như UiPath, BluePrism…
Cũng trong năm 2019, theo công bố của FPT Software, tổng giá trị bán bản quyền của akaBot cho các khách hàng trên toàn cầu đạt hơn 8 triệu USD. akaBot đã được triển khai tại nhiều công ty của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, châu Âu. Điều này khẳng định những nỗ lực phát triển sản phẩm FPT Software bước đầu đã bắt kịp nhu cầu và xu hướng công nghệ toàn cầu.


Với sự chuyển đổi chiến lược phát triển tập trung vào sản phẩm và chuyển đổi số, FPT Software đang tiến hành một cách quyết liệt các bước đi trong việc đầu tư phát triển các công nghệ hiện đại nhất hiện nay như AI (Trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet kết nối vạn vật), RPA… với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số. Cùng với akaBot, công ty đang phát triển và cung cấp nhiều nền tảng, giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động như akaChain- nền tảng Blockhain cho doanh nghiệp; akaMES - giải pháp giúp hóa giải "nỗi đau" cho các nhà máy; akaDoc - Giải pháp số hóa tài liệu…
Những bước đi này đã và đang hiện thực hóa mục tiêu chuyển dịch từ mô hình ủy thác dịch vụ (outsourcing) thành công ty cung cấp các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số, tham gia vào những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị dịch vụ phần mềm của FPT Software.
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, FPT Software đã trở thành công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, tạo dựng được vị trí của mình trên sân chơi toàn cầu bằng việc trở thành đối tác với những tên tuổi lớn IBM, Compaq, Microsoft, Siemens... và hàng trăm khách hàng trong danh sách Fortune Global 500. Hiện công ty có 16.000 nhân viên trên toàn cầu.
Nguồn: dantri.com.vn