Theo hãng điện tử hàng đầu thế giới LG, đến thời điểm này, nhiều thiết bị điện tử gia dụng nằm trong hệ sinh thái ngôi nhà thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo LG ThinQ đã được đưa vào cuộc sống.
Xu hướng thông minh hơn, tiện nghi hơn
Trong ngôi nhà thông minh LG ThinQ , các thiết bị đều được kết nối Internet và tích hợp nền tảng trí tuệ nhân tạo LG ThinQ (độc quyền của LG) để có thể hiểu người dùng nói gì và phân tích các hành vi, thói quen của người dùng, tự động cập nhật các thông tin, tiện ích trên mạng để đáp ứng một cách tốt nhất.
TV là một trong số các sản phẩm được tích hợp trí tuệ nhân tạo mà LG đang tích cực phát triển. Không chỉ tập trung vào chất lượng hình ảnh, khác biệt lớn nhất là TV OLED LG tích hợp trí tuệ nhân tạo trở nên “thông minh” hơn, “hiểu” người dùng hơn, có khả năng nhận diện và thực hiện mệnh lệnh bằng lời nói.
Năm 2018, LG đã tích hợp trí tuệ nhân tạo ThinQ lên hầu hết các dòng TV cao cấp OLED, Super UHD
Nền tảng trí tuệ nhân tạo ThinQ kết hợp với công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và nền tảng Deep Learning (tập hợp các thuật toán dựa trên mạng nơ ron thần kinh sinh học) kết hợp cùng trợ lý ảo Google Assistant và Alexa Amazon mang đến những giải pháp tối giản nhất để người dùng có thể điều khiển chiếc TV như tắt, bật, điều chỉnh volum, chuyển kênh, truy cập Internet, phát nhạc…bằng lời nói.
Thông minh hơn, các dòng TV tích hợp LG ThinQ có thể giao tiếp hai chiều với người dùng. Chẳng hạn, người dùng có thể hỏi TV của mình để biết thêm thông tin về video đang xem, tên đạo diễn, tên diễn viên trong bộ phim, bật bài hát của bộ phim…
Nếu như trên các dòng smartTV thông thường, người dùng phải tự tìm kiếm các nội dung mình thích xem mà không có bất kỳ thông tin tư vấn nào từ chiếc máy truyền hình. Thì dòng TV OLED của LG dùng trí tuệ nhân tạo để phân tích, học hỏi hành vi trong quá khứ của người dùng, từ đó định vị kênh theo nội dung mong muốn và đề xuất các nội dung mà người dùng yêu thích.
Bộ não của các ngôi nhà thông minh thay đổi thói quen người dùng
Tích hợp trí tuệ nhân tạo LG ThinQ, điện thoại di động, TV, Robot quản gia…trong ngôi nhà thông minh đang thay đổi nhanh chóng thói quen của người dùng với việc đem lại vô vàn các ứng dụng tiện lợi và dễ dàng sử dụng.
Tủ lạnh LG Instarview tích hợp hệ điều hành Windows 10 có thể theo dõi quản lý thực phẩm trong tủ.
Xu hướng dễ thấy nhất là việc điều khiển các thiết bị điện tử gia dụng từ xa bằng điện thoại di động đã trở thành thói quen của nhiều người dùng. Chẳng hạn, người dùng có thể lựa chọn chế độ và ra lệnh cho chiếc máy giặt giũ ngay khi đang ngồi tại văn phòng, để khi trở về nhà đã có luôn một mẻ quần áo, sạch sẽ, sấy khô. Các ông bố, bà mẹ yên tâm khi ra khỏi nhà vì vẫn có thể kiểm tra và thay đổi nhiệt độ máy điều hòa trong phòng em bé. Các bà nội trợ có thể kiểm tra các loại thực phẩm trong tủ lạnh và hạn sử dụng của chúng trên điện thoại khi đang ở siêu thị một cách tiện lợi.
Không chỉ điện thoại di động trở thành trung tâm điều khiển của ngôi nhà thông minh, giờ đây TV tích hợp trí tuệ nhân tạo cũng có thể dễ dàng kết nối với các sản phẩm gia dụng thông minh khác của LG, để tập trung điều khiển một cách đơn giản nhất. Chẳng hạn như người dung chỉ cần ra lệnh cho chiếc TV “chuẩn bị bữa tối”, tự khắc nó sẽ tương tác với tủ lạnh để kiểm tra thực phẩm, gợi ý món ăn với các loại thực phẩm đang có, tìm kiếm công thức nấu ăn trên mạng và chuyển công thức này tới lò vi sóng để thiết lập nhiệt độ, thời gian nấu món ăn.
Với lợi thế là hãng điện tử có đầy đủ các sản phẩm gia dụng, LG đang đi đầu và nhanh chóng phát triển ngôi nhà thông minh với một hệ sinh thái các thiết bị điện tử tích hợp ThinQ, đem đến những tiện ích không giới hạn cho người dùng và thúc đẩy xu hướng này nhanh chóng phát triển trong cuộc sống.