• Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Ảnh 1
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Lễ bổ nhiệm
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội thảo @ XX
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ sinh học của thế kỷ 21 vẫn cần chất xúc tác Công nghệ thông tin

17/01/2018
 Mới đây, tỷ phú Bill Gates – người sáng lập đế chế phần mềm Microsoft đã có một lá thư ngỏ được chia sẻ trên mạng với đông đảo cộng đồng sinh viên. Trong lá thư này, ông nói rằng nếu được quay lại làm sinh viên thì sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực là trí thông minh nhân tạo, năng lượng và khoa học sinh học. 
 Bill Gates giải thích về trí thông minh nhân tạo  chúng ta chỉ mới bắt đầu trong việc biến nó trở thành một thứ có thể giúp con người có cuộc sống năng suất hơn và sáng tạo hơn. Tiếp đó là năng lượng, vì làm cho nó trở nên sạch sẽ hơn, giá cả phải chăng hơn và đáng tin cậy hơn sẽ là những điều thiết yếu để có thể đấu tranh chống lại đói nghèo và thay đổi khí hậu. Thứ ba là khoa học sinh học. Chúng ta đang nắm chìa khóa để mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, khi con người có thể có cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh hơn.
Về trí thông minh nhân tạo, chúng ta hoàn toàn dễ hiểu về mối quan tâm này của Bill Gates vì đó là một thành tố của công nghệ thông tin. Còn năng lượng thì đó là thứ mà công nghệ thông tin phải sử dụng và càng ngày, người ta càng làm ra các thế hệ máy tính sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Riêng với khoa học sinh học, một lĩnh vực tưởng chừng chẳng liên quan đến công nghệ thông tin thì tại sao Bill Gates lại quan tâm?
Năm 2002, các nhà khoa học Mỹ đã giải mã thành công bản đồ gene người và trong các hình ảnh về sự kiện này được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải, người ta lại thấy toàn là máy tính xuất hiện chứ không phải là chai lọ, ống nghiệm. Qua thực tế này, có thể nói là công nghệ sinh học hiện đại đã và đang phát triển dựa vào các thành tựu của công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, theo GS TS Lê Đình Lương – Chủ tịch Hội Di truyền học Việt Nam, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học khác nhau rất căn bản vì công nghệ thông tin là hệ quả của 2 trạng thái có điện (tương ứng với số 1) và mất điện (tương ứng với số 0) còn công nghệ sinh học được cấu thành từ 4 loại acid amin cơ bản. Vì thế, tiếng nói chung của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học là không hề đơn giản. Dẫu vậy, công nghệ sinh học rất cần đến công nghệ thông tin để có thể phát triển và những ứng dụng cho nó như xác định huyết thống bằng ADN hoàn toàn có thể bằng những nguồn vốn đầu tư của tư nhân. Tuy nhiên, trên bình diện quốc gia, rất cần có những chủ trương, chính sách lớn về ứng dụng công nghệ thông tin cho công nghệ sinh học. Khi đó, nhờ biết trước các căn bệnh có thể có ở thế hệ tiếp theo do kiểm định gene của các cặp vợ chồng, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được những hệ lụy xấu.
Đó chỉ mới chỉ là một thí dụ rất nhỏ trong những ứng dụng công nghệ thông tin cho công nghệ sinh học. Và một lần nữa phải nhắc lại rằng công nghệ sinh học của thế kỷ 21 đã và đang phát triển trên thành tựu của công nghệ. Vì thế, khoa học sinh học là một trong những mối quan tâm của ông Bill Gates cũng là điều hợp lý. Và một nước đang phát triển như Việt Nam cũng phải quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho công nghệ sinh học vì lợi ích của con người cũng và nhu cầu của các lĩnh vực nông nghiệp. 
Nguồn: viettimes.vn