• Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo @ XX
  • Ảnh 1
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội chợ Techmart 2016
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Lễ bổ nhiệm
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin ngành Công nghệ thông tin

Ứng dụng Trung Quốc này đã từng bước nuốt chửng thế giới như thế nào?

14/04/2016
 Chỉ trong vòng 5 năm kể từ khi ra mắt vào tháng 1 năm 2011, không ai có thể ngờ rằng một ứng dụng trên điện thoại có thể làm mưa gió trên thị trường với hơn nửa tỉ người sử dụng như WeChat.
 Trong nửa thập kỉ này, cựu đại gia truyền thông xã hội của Trung Quốc đã phải sống dưới bóng râm của WeChat. Renren – Facebook của Trung Quốc đã phải chứng kiến chính sự sụp đổ của mình vào năm 2013 khi người dùng ồ ạt kéo đến sử dụng những ứng dụng giàu tính năng hơn. Và Weibo – một tượng đài vững chắc tưởng như không thể che khuất cuối cùng cũng gục ngã trước WeChat.
Vì sao WeChat có thể thành công như vậy? Hãy thử nhìn lại quá khứ tại thời điểm năm 2010, khi mà chúng ta đang đắm chìm trong nhắn tin SMS, và ứng dụng nhắn tin cho điện thoại dường như là một thứ xa vời.
XUẤT PHÁT ĐIỂM TỪ KIK, WECHAT ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT ĐẾ CHẾ
WeChat ngày hôm nay là một nền tảng sáng tạo độc đáo. Tuy nhiên người dùng đã vô tình quên mất rằng nó được bắt nguồn từ Kik. Theo New York Times vài năm trước đây, Tencent R&D được điều hành bởi Allen Zhang đã hình thành đội ngũ phát triển WeChat đầu tiên sau khi “lấy cảm hứng từ Kik Messenger”. Ông đã lo lắng rằng điều này có thể đe dọa sự thống thị của QQ - ứng dụng tin nhắn tức thời của Tencent lúc đó.
Phiên bản đầu tiên của WeChat được phát hành vào đầu 2011. Đây là thời điểm cuộc cách mạng ứng dụng tin nhắn bắt đầu bùng phát, bởi người dùng đã chán ngán và thất vọng về những hạn chế của SMS. Kik, WhatsApp, và Viber đều được tung ra trong năm 2010. Một năm sau đó, WeChat, Line và Facebook Messenger nổi lên. Ở Trung Quốc, một Xiaomi non trẻ cũng tung ra Miliao trong khi người sử dụng Internet lúc bấy giờ chỉ đăng nhập vào Twitter hay Weibo chủ yếu để bình luận về tin tức.
Theo William Bao Bean, giám đốc quản lý của Chinnaccelerator và đối tác quản lý tại SOS Ventures, “WeChat cũng phải cạnh tranh khi nó ra mắt, bởi vì Weibo đã làm không tốt trong việc giao tiếp giữa các cá nhân. Do đó, nó đã để lại một lỗ hổng khổng lồ”. Cho dù là ứng dụng nào đi nữa, chỉ cần khai thác lỗ hổng đó là đã có thể chiếm được một phần thị phần rất lớn ở Trung Quốc vào năm 2011, 2012 và chắc chắn là cả một thời gian dài sau đó. 
Số lượng người dùng tính theo quý của Wechat từ năm 2013 tới 2015.
Chỉ trong một năm, từ các dịch vụ text/âm thanh/hình ảnh, ứng dụng đã mở rộng thêm cả tin nhắn video, hay “lắc” để tìm người dùng gần đó (tăng lượng người dùng lên gấp đôi so với Tinder trước đó). 
Nếu điều này vẫn chưa đủ để làm lung lay các đối thủ cạnh tranh trong nước như Xiaomi hay những dự án startup khác, WeChat vẫn có thể sử dụng lượng người dùng khổng lồ từ QQ của Tencent. Trong khi những ứng dụng khác yêu cầu phải có email hay số điện thoại để đăng kí, WeChat chỉ đơn giản chỉ cần một tài khoản QQ – thứ mà hàng trăm triệu người dùng Trung Quốc đã sẵn có.
Đầu năm 2012, WeChat đã có 100 triệu người đăng kí, và đương nhiên những app khác tại Trung Quốc làm sao có thể cạnh tranh nổi với con số khổng lồ này. Vậy còn những đối thủ quốc tế thì sao?
ĐỐI THỦ LỚN LÀ LINE
Có hai yếu tố kết hợp để những ứng dụng quốc tế không thể lớn mạnh tại Trung Quốc: chính sách của chính phủ và sự thất bại của những công ty cho thấy rằng chiến trường cách mạng điện thoại tại Trung Quốc thật sự rất khốc liệt.   

Facebook Messenger đương nhiên không bao giờ có thể thành công tại Trung Quốc, bởi lẽ chính phủ Trung Quốc đã “cấm cửa” Facebook từ rất nhiều năm trước khi WeChat ra đời. Trong khi đó, những ứng dụng khác như WhatsApp hay Kik cũng đã dành nhiều công sức cho cuộc cạnh tranh năm 2010 và 2011 trên thị trường Mỹ và một số nước phương Tây khác. Châu Á cũng là mục tiêu có họ, tuy nhiên lại không nằm ở vị trí ưu tiên hàng đầu.
William cho rằng “nơi nào mà Facebook đặt chân đến đầu tiên thì họ sẽ làm tốt, còn nếu đi sau kẻ khác, họ sẽ trở thành kém may mắn”. Ông cũng đã chỉ ra sự thống trị của Line và Kakao Talk trên nhiều thì trường như Nhật Bản và Hàn Quốc.  Trong khi những nước này có xu hướng sử dụng Facebook theo nhóm và như mạng xã hội thì các công ty Mỹ đang mất một lượng lớn đầu tư vào ứng dụng nhắn tin.
Tuy nhiên Line cũng đã minh chứng rằng “một công ty nước ngoài thành công tại Trung Quốc không chỉ bởi lượng người dùng tiềm năng mà còn nhờ vào nhiều yếu tố phức tạp khác”.

Đầu tư bất kì mạng xã hội nào vào Trung Quốc cũng là một lựa chọn mạo hiểm. Vào 2011, chính quyền đã chặn Facebook, Twitter và nhiều mạng xã hội khác mà không có bất kì thông báo nào cho những công ty đã tiêu tốn khá nhiều vào thị trường này.
Nếu có bất kì ứng dụng nào có thể thành công tại Trung Quốc thì đó nên là Line. Bởi ứng dụng này đã trở nên phổ biến tại nhiều nước nói tiếng Trung như Đài Loan và Singapore, và nó mang những đặc tính đã giúp WeChat phát triển như hiện giờ.
Công ty công nghệ Qihoo đã hợp tác với Line để cho ra phiên bản tiếng Trung cho việc mở rộng thị trường của công ty này vào cuối năm 2012, được đặt tên là Lianwo.  Họ không có bất kì lợi thế nào như lượng khách hàng sẵn có của WeChat, nhưng họ cũng tạo được chỗ đứng trên thị trường này.
Để có thể tồn tại trên thị trường khắc nghiệt Trung Quốc, Line đã bắt đầu chặn những từ khóa nhạy cảm liên quan đến chính trị Trung Quốc. Nhưng điều này chưa đủ. Đến năm 2014, Line đã bị chặn bởi Great Firewall bởi sự kiểm duyệt khắt khe của chính phủ. Đây là một sự đáng tiếc cho ứng dụng này.
CHINH PHỤC THẾ GIỚI
Mặc dù vẫn cố gắng vùng vẫy, và những ứng dụng khác như Kik và WhatsApp vẫn có thể truy cập được, tuy nhiên lượng người dùng vẫn chỉ là thiểu số so với WeChat.
Tencent tung ra cổng thanh toán qua di động vào năm 2013. Việc liên lạc với bạn bè nhanh chóng trở nên miễn phí và đơn giản hơn bao giờ hết. Trước khi Line bị chặn, người dùng WeChat đã có thể mời chào taxi, mua hàng, thanh toán cho bạn bè và chạy những ứng dụng web hoàn toàn bên trong messenger. WeChat đã hoàn toàn chiến thắng.




Nếu có bất kì thời điểm nào WeChat đã có thể thất bại, thì đó sẽ là cuối năm 2011 đầu 2012, khi mà thị trường chưa rộng mở và đang tồn tại vô số ứng dụng tương tự WeChat. Bất kì đối thủ nào cũng có thể trở thành lựa chọn của người dùng Trung Quốc.
Nhà quản lý website Greatfire.org chuyên kiểm duyệt nội dung của Trung Quốc – Charlie Smith đã thừa nhận rằng “nếu chính quyền Trung Quốc không quá khắt khe đối với những doanh nghiệp nước ngoài tại đất nước này, WeChat sẽ không thể chiếm lĩnh thị trường như vậy. Bởi họ là người đến sau của cuộc chơi”.
Cho dù có bất kì ứng dụng nào như Facebook Messenger xâm nhập sớm vào thị trường Trung Quốc, và không dính phải kiểm duyệt, thì cũng ít có hi vọng họ sẽ đánh bại được WeChat. Bởi ứng dụng này quá thuần Trung. Hơn nữa, chưa kể những tiện ích mà nó mang lại cho người dùng như đặt vé tàu, thanh toán hóa đơn, thì đó cũng là cơn ác mộng cho đối thủ cạnh tranh của WeChat. Điều này càng dễ dàng hơn khi công ty điều hành nó là Tencent – đại gia truyền thông lâu năm của Trung Quốc
Ngay cả khi WeChat vẫn vướng phải những chướng ngại vật, sự tăng trưởng của ứng dụng này dường như vẫn không thể ngăn cản được.
Nhưng liệu có phải WeChat quá thuần ở thị trường Trung Quốc? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong vòng 5 năm tới khi WeChat đang có ý định tiến xa hơn ra các thị trường quốc tế. Chúng ta sẽ bị WeChat thống trị như với thị trường Trung Quốc hay WeChat sẽ bị những ứng dụng khác đánh bại khi rời xa "hang ổ" của mình?