• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo @ XX
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Ảnh 1
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Lễ bổ nhiệm
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin ngành Công nghệ thông tin

“Với TPP, doanh nghiệp CNTT Việt có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường Nhật”

15/04/2016
Theo TGĐ Tinhvan Outsourcing Nguyễn Ích Vinh, trong bối cảnh Hiệp định TPP đã được ký kết, cùng với việc Chính phủ Nhật đang áp dụng một số chính sách có lợi cho Outsourcing, các doanh nghiệp CNTT Việt trong đó có Tinhvan Outsourcing đang đứng trước cơ hội có thể phát triển sâu rộng hơn nữa tại thị trường Nhật.
 Từ ngày 22/2 đến ngày 26/2/2016 tại Tokyo, Nhật Bản, diễn ra Ngày hội CNTT Việt Nam - Vietnam IT Day 2016. Là hoạt động do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) phối hợp tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, Vietnam IT Day 2016 có chủ đề “Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản hướng tới TPP”. Công ty CP Xuất khẩu Phần mềm Tinh Vân (Tinhvan Outsourcing) là một trong những đơn vị tài trợ chính của sự kiện này.
Vietnam IT Day 2016 đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các doanh nghiệp bản địa khi chỉ trong ngày đầu tiên của chương trình, đã có hơn 200 công ty Nhật Bản tham dự. 16 đơn vị đến từ Việt Nam có mặt tại sự kiện năm nay đều là những tên tuổi CNTT hàng đầu cả nước. Đây không chỉ là cơ hội để để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hình ảnh và vị thế mà còn chứng minh được năng lực của mình trước các đối tác Nhật Bản.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Ích Vinh, Tổng giám đốc Tinhvan Outsourcing kiêm Phó Chủ tịch VJC đã có bài phát biểu về vai trò của Nhật Bản trong TPP và những cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp IT Outsourcing Việt Nam.
Theo ông Vinh, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ chỉ có hiệu lực sau khi số nước phê chuẩn có GDP cộng dồn lớn hơn 85% tổng của toàn khối, điều đó có nghĩa là nếu Nhật Bản với GDP chiếm 17,7% của khối không đồng ý thì hiệp định thương mại mang tính lịch sử đó cũng sẽ chẳng được thực thi.
Ông Vinh cũng cho rằng, với TPP, nhiều cơ hội đang được mở ra với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong cuộc chơi TPP Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ có lợi thế về lực lượng lao động trẻ và chi phí cạnh tranh nhưng còn phải mất nhiều thời gian mới đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của những đối tác có yêu cầu cao như Nhật Bản.
“Bên cạnh đó, hiện nay, các chính sách nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư kinh doanh của chính phủ Nhật Bản cũng là những tín hiệu đáng mừng cho ngành Outsourcing Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp muốn tiến sâu hơn nữa vào thị trường Nhật Bản. Tinhvan Outsourcing đã nắm bắt ngay cơ hội và xu thế đó với việc thành lập Tinhvan Outsourcing Japan, sau 5 năm tích lũy và thấu hiểu thị trường. Cơ hội thường luôn đi kèm với thách thức, và thách thức doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt là cần tìm ra những giải pháp tối ưu để giải quyết bài toán về khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng và kỹ năng hiện có với mức độ khách hàng kỳ vọng. Nếu làm được điều đó, khả năng để phát triển bứt phá của các công ty Việt Nam là vô cùng rõ ràng”, ông Vinh chia sẻ.
Trước đó, trong cuộc trao đổi với ICTnews trước thềm năm mới 2016, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT kiêm Chủ tịch VINASA nhận định: Hiệp định TPP tạo ra cơ hội lớn khi dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ chảy về Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi ra thế giới dễ dàng và thuận lợi hơn, 3,5 triệu người sẽ có việc làm, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho GDP. Tuy nhiên, TPP đòi hỏi cao về thể chế, quản trị, chuẩn mực thị trường… Điều này tạo áp lực cho chính các doanh nghiệp chúng ta phải tự nâng cấp mình.
Theo chia sẻ của ông Bình, khi Việt Nam tham gia TPP, có rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực CNTT bởi TPP tạo ra muôn vàn bài toán về công nghệ trong việc hợp tác quốc tế. Đó là những bài toán về xuất khẩu nhập khẩu, logistic, vận tải, thủ tục hải quan cho đến thuế, thanh toán điện tử… Lịch sử đã cho thấy, mỗi lần mở cửa là một lần Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng và bền vững. 
Ông Bình cho hay, về nguồn nhân lực, bên cạnh việc Việt Nam có thể tiếp cận được những nhân sự quản lý chất lượng cao từ nước ngoài, TPP cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn công việc tại các quốc gia khác với mức lương hấp dẫn hơn. Muốn giữ được nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần nhanh chóng chứng tỏ năng lực của mình để tạo ra những giá trị gia tăng cao hơn nữa chứ không thể hài lòng với hiện tại.
“Một vấn đề quan trọng cần nhắc đến, đó là sự liên kết, hợp tác giữa chính các doanh nghiệp CNTT Việt Nam. Để có thể vươn ra rộng khắp, doanh nghiệp chúng ta không thể đơn thương độc mã mà còn cần những sự liên kết và hợp tác ngành, điều chúng ta chưa từng có. Và quan trọng là cần có sự giúp sức mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước”, ông Bình nói.
Nguồn: ictnews.vn