• Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội thảo @ XX
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Lễ bổ nhiệm
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Nghiên cứu khoa học/Triển khai ứng dụng

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Hải - Viện Công nghệ thông tin, cùng nhóm nghiên cứu đã xuất sắc dành giải thưởng cao nhất trong chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017”

16/11/2017
 Sau 5 tháng phát động và triển khai, chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017 đã kết thúc vào ngày 9/11/2017. Chương trình đã tìm ra được 3 công trình, sáng kiến xuất sắc nhất để trao giải, trong đó công trình “Nền tảng phát triển giáo dục Open Classroom” thuộc nhóm nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hữu Hải (Viện Công Nghệ Thông Tin) đã bứt phá trở thành công trình xuất sắc nhất và ấn tượng nhất.
 
  Ths. Nguyễn Hữu Hải đại diện cho nhóm lên nhận giải 
 
   Trước khi vượt qua 329 hồ sơ dự thi để đạt được kết quả cao nhất, nhóm nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hữu Hải và Ths.Phạm Thành Nam (Trung Tâm Tin học và Tính toán) đã trải qua gần 2 năm “âm thầm” nghiên cứu sản phẩm mới, từ lên ý tưởng cho đến đưa ra giới thiệu tại chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”. Qua quá trình khảo sát về thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay, nhóm nghiên cứu đã ấp ủ ý tưởng cho ra đời một sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng vào đổi mới giáo dục, tham khảo các mô hình giáo dục tiên tiến của các nước phát triển (tập trung chủ yếu mô hình giáo dục của Phần Lan- là mô hình tiến tiến nhất hiện nay có kho tri thức mở và bản quyền hợp pháp), từ đó vận dụng vào giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
   Các gương mặt của nhóm nghiên cứu

   Open Classroom cung cấp một môi trường giáo dục trực tuyến chất lượng cao với các bài học trực quan, các phòng thí nghiệm ảo tương tác sống động, đáp ứng nhu cầu học tập của hàng triệu học sinh (trên 15 triệu học sinh phổ thông – Theo Tổng cục Thống kê). Open Classroom mang tới trải nghiệm thú vị hơn nhiều so với các tài liệu, bản trình chiếu PowerPoint hoặc video, cho phép học tập thông qua tương tác. Open Classroom giúp mỗi học sinh học tập chủ động, tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Khác với các hệ thống giáo dục trực tuyến hiện có, Open Classroom tập trung vào yếu tố thực hành và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, đảm bảo học đi đôi với hành. Open Classroom cung cấp các công cụ giúp giáo viên dễ dàng tạo ra các bài học và chia sẻ kiến thức, giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của con em và giúp các nhà quản lý giáo dục hoạch định chính sách.
   Open Classroom không chỉ dành cho lứa tuổi học sinh, nó còn là một nền tảng giáo dục dành cho mọi người, cho bất cứ ai có nhu cầu học tập và chia sẻ tri thức. Open Classroom mang đến một môi trường dạy và học chất lượng tiên tiến, tiếp cận với nền giáo dục của các quốc gia phát triển (châu Âu và Mỹ).
Về mặt công nghệ, Open Classroom là một hệ thống tích hợp nhiều thành phần, nhưng về mặt trải nghiệm rất thân thiện và dễ dàng sử dụng. Open Classroom chạy trên hầu hết các hệ điều hành và trình duyệt phổ biến, nên người dùng không cần cài đặt thêm phần mềm nào khác.
Các bài học của Open Classroom không tĩnh như những gì học sinh nhìn thấy trong sách hay các bản trình chiếu PowerPoint. Chúng cũng không phải là nội dung cố định như trong các video. Thay vào đó, chúng sống động và phản hồi đối với các hành động của người học (nhấn, kéo thả, nhập văn bản...) trong một giao diện đồ họa trực quan. Một số ví dụ về các chương trình học với các bộ môn khác nhau như:
   
Bộ môn Hóa học


Bộ môn Vật lý


Hệ mặt trời

   Open Classroom không phải là một ứng dụng, mà là một nền tảng cho phép phát triển các ứng dụng giáo dục trên nó, hiện tại Open Classroom đã có rất nhiều ứng dụng khác nhau. Nền tảng Open Classroom áp dụng nhiều công nghệ mới nhất hiện nay: Mô hình giáo dục MOOC (khóa học trực tuyến đại chúng mở), Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Thực tại ảo, Các công nghệ như HTML5[13], WebGL[14] và Instant Apps, Điện toán đám mây, Liên kết tài khoản Open Classroom với các tài khoản mạng xã hội/bên thứ ba, Hỗ trợ đa ngôn ngữ động, Website hỗ trợ chuẩn HTTP/2[17], giao thức IPv6. Đặc biệt, Open Classroom đã xây dựng công nghệ "siêu máy tính nano"."Siêu máy tính nano" là một công nghệ mới cho phép tạo ra siêu máy tính từ các máy tính nano như Raspberry Pi nhằm hỗ trợ trong việc giải toán tự động.

   Giao diện của Open Classroom

   Để có được sản phẩm công nghệ tuyệt vời như vậy, nhóm nghiên cứu đã trải qua rất nhiều khó khăn, cả về mặt nhân sự cũng như về mặt tài chính. Hai người đồng sáng lập là Ths. Nguyễn Hữu Hải và Ths, Phạm Thành Nam mất nhiều thời gian để lập nên một nhóm chính thức có cùng chí hướng, chịu được vất vả, hết lòng với công việc và thống nhất quan điểm trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, kinh phí để hoạt động nhóm và làm ra sản phẩm là một vấn đề lớn, nhóm đã tự chủ động kinh phí (tiền thuê máy chủ ảo trong nước và cả nước ngoài, tiền nhân công, tiền chi phí cơ sở vật chất, các khoản phát sinh…). Một bài toán khó nữa đặt ra với các nhà khoa học là bảo mật hệ thống, tránh sự sao chép mô hình cho sản phẩm đã đạt giải. Cả nhóm nghiên cứu đang nỗ lực khắc phục những khó khăn trước mắt để đưa sản phẩm đến được với công chúng một cách rộng rãi nhất. Và một việc khó khăn đối với nhóm là làm sao để chương trình học này tiếp cận rộng rãi tới các trường phổ thông, tới người dùng là 15 triệu học sinh và giáo viên trên toàn quốc, tới các học sinh vùng sâu vùng xa nơi mà internet và công nghệ còn chưa phổ biến. Nhóm cũng có đưa ra giải pháp là các Máy tính bảng, PIPAD…Để làm được điều này nhóm cần sự ủng hộ từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Ban, Ngành, và toàn xã hội …để sản phẩm hữu ích đến được đông đảo người dùng trong cả nước.
   Sản phẩm Open Classroom có những thuận lợi nhất định khi ra đời đúng thời điểm xã hội đang trong giai đoạn phát triển mạnh về giáo dục nên nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía các Bộ, Ban, Ngành. Xã hội cũng đang trong thời kỳ mở cửa, thông thương với nhiều nước trên thế giới nên nhóm nghiên cứu tiếp cận dễ dàng hơn với các môi trường giáo dục tiên tiến. Nhóm nghiên cứu đều có nền tảng công nghệ thông tin vững, nắm rõ về kỹ thuật nên làm chủ được công nghệ, có thể lựa chọn những công nghệ tiên tiến phù hợp để làm ra sản phẩm tốt nhất.
   Sự ghi nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với sản phẩm xuất sắc và ấn tượng nhất cho cuộc thi năm nay là nguồn động viên lớn lao đối với nhóm tác giá, một mốc son đánh dấu, động viên tinh thần để các tác giả trẻ tiếp tục hoàn thiện và phát triển thêm các tính năng mới của sản phẩm.
   Để biết thêm chi tiết về “Nền tảng phát triển giáo dục Open Classroom” có thể truy cập đường link: https://openclassroom.edu.vn/ và fanpage chính thức: